Giờ Đen Tối
Darkest Hour - Drama, History, War
Giờ Đen Tối lấy bối cảnh nước Anh trong giai đoạn căng thẳng của cuộc Thế Chiến thứ II, Giờ Đen Tối là những nốt thăng trầm trong sự nghiệp nhà lãnh đạo tài ba Winston Churchill. Trong những ngày chuẩn bị nhậm chức Thủ tướng Anh, Winston Churchill đã phải đối mặt với một trong những thử thách khó khăn: thương thảo một hiệp định hòa bình với quân Phát Xít Đức, hay đứng lên chiến đấu vì lý tưởng, độc lập và tự do của đất nước. Khi lực lượng quân đội Phát Xít tràn khắp châu Âu với sức mạnh không tài nào cản nổi và mối đe dọa xâm lược đã cận kề, những người dân nước Anh chưa được chuẩn bị tinh thần cho điều này, còn nhà vua thì vẫn đầy nghi ngại, thậm chí chính Đảng của Winston Churchill cũng đang âm mưu chống lại ông, Churchill đã phải vượt qua thời khắc đen tối nhất của đời mình, lãnh đạo một đất nước và cố gắng xoay chuyển vòng quay lịch sử.
Diễn viên
Gary Oldman,
Lily James,
Ben Mendelsohn,
Kristin Scott Thomas,
Richard Lumsden
Đạo diễn
Joe Wright
Nhà sản xuất
Tim Bevan,
Lisa Bruce,
Eric Fellner
[REVIEW] Darkest Hour – Tỏa sáng nhờ diễn xuất của Gary Oldman
Đánh giá phim · JenLord ·
Nói về linh hồn của bộ phim, Gary Oldman diễn vô cùng xuất thần, từ dáng đi khệnh khạng, cái chắp tay sau lưng, âm giọng và cử chỉ, lối nói hụt hơi, lắp bắp của một ông lão gần 70 tuổi, cho đến cái môi dưới hay trễ nải trong mỗi câu chữ.
Tường thuật trực tiếp Oscar 2018 - Bất ngờ có xảy ra, hay vẫn là những cái tên đã được dự đoán trước?
Góc Nghệ Thuật · Maii ·
Mặc dù truyền thông đã có nhiều bài dự đoán về ngựa ô Oscar năm nay (hai cái tên được dự đoán sẽ chiếm lĩnh là Shape of Water và Three Billboards Outside Ebbing, Missouri.), nhưng bất ngờ vẫn luôn luôn có thể xảy ra, như trường hợp của La La Land trong lễ trao giải năm ngoái.
Đường đua Oscar rộng mở dành cho Gary Oldman với Darkest Hour
Góc Nghệ Thuật · Maii ·
Gary Oldman là nam diễn viên tài năng người Anh, không chỉ xuất hiện trong lĩnh vực điện ảnh, ông còn chứng tỏ được thực lực của mình ở mảng truyền hình và trên sân khấu.
Cộng đồng
Nhưng phải nói là Gary Oldman trong vai Churchill là đủ để nhấc mông ra rạp xem phim rồi. Vai này nói miệng ko thì chả đủ, nên phải tận mắt chứng kiến. Màn trình diễn xuất sắc, coi mà thấy ăn chắc Oscar rồi. Ông diễn hay đến mức mà làm lu mờ tất cả nhân vật còn lại (chắc đó là lý do Lily James bị chê nhạt, dù tui thấy cổ đóng dễ thương phết).
2 điểm cộng tiếp theo là âm nhạc và quay phim. Nhạc thì căng thẳng phát khiếp, cái trường đoạn đối thoại dầu sôi lửa bỏng thì nhạc nền làm cho nó cháy dữ dội hơn, và tui để ý là lúc Churchill la hét lên thì nhạc bỗng ngưng, tạo hiệu ứng hay phết. Quay phim thì sử dụng mấy góc quay hẹp, trong phòng nhỏ hay hành lang tạo cảm giác chật chọi, và mấy khúc shot rộng như ở hội trường thì nhìn đẹp ơi là đẹp. Thôi tiếp 2 slot tại Oscar.
Điểm trừ có lẽ là cách bộ phim dàn dựng. Nhịp phim sau khúc mở đầu khá là đều, theo chiều lên xuống nhịp nhàng như sóng vậy, căng cái xong đều, xong căng lên cái rồi lại đều. Điều này có lẽ sẽ gây ức chế hoặc nhàm chán đối với ai ko có quen. Cái kết của phim có lẽ hơi vội nhưng có 2 cảnh quá hay, làm cho nó chấp nhận được.
Nói chung là Darkest Hour là 1 bộ phim mà Gary Oldman gánh hết tất cả điểm trừ đáng tiếc của phim để nó được mức cũng hay thôi, nhưng ko xuất sắc. Nhưng nếu phim này tên là How to act with Gary Oldman, tui nghĩ nó sẽ là tuyệt tác :).
Edit: À quên 2 phần:
Phim này có vài phân cảnh khá là hài hước, và nó hợp 1 cách kỳ lạ dù cái tông tối kinh khủng.
Lời thoại của phim đỉnh lắm á. Có mấy câu nghe mà sướng tai, giống như là: "Đồng hồ chết thì cũng đúng 2 lần trong 1 ngày thôi"
Coi đi rồi chiêm nghiệm :)
Maii 10
Trong phim này, bóng dáng người vợ không quá rõ ràng trong sự nghiệp của chồng, không can thiệp ghê gớm vào công việc hay các quyết định trong công việc của chồng. Nhưng các nhà làm phim rõ ràng đã khắc họa bà như một chỗ dựa tinh thần vững chắc đến nỗi Winston Churchill luôn hoàn toàn tự tin trong mỗi quyết định của mình. Vụ Dunkirk, để cứu được 300.000 mạng lính, ông kiên quyết đòi hỏi đến sự hi sinh 4.000 mạng lính khác. Tôi nghĩ, có lẽ sự kiên quyết ấy xuất phát tự hiểu biết thực thụ về việc hi sinh, và có lẽ ông hiểu được như thế khi nhìn nhận được sự hi sinh của vợ mình.
Tôi rất thích cái đoạn giữa phim, khi bà càu nhàu về kinh tế gia đình eo hẹp, ông hứa từ nay mỗi ngày chỉ hút 4 điếu xì gà thôi, rồi lân la nịnh mấy câu khiến người phụ nữ đang cáu kỉnh ấy lại dịu xuống, lại mỉm cười và âu yếm với ông. Các mẹ ạ, làm vợ Thủ Tướng khổ lắm nhưng vớ được ông chồng đáng yêu thế thì cũng đáng để hi sinh nhiều thứ vì duyên phận nhỉ?
Tôi thích cái cách storytelling này quá. Phim dã sử này nói đến cuộc sống của một ông cụ chính trị gia gạo cội giữa thời khắc nước sôi lửa bỏng của thế giới, phải giải quyết vấn đề sống còn của quốc gia, đối mặt với nguy cơ chiến tranh, mà kịch bản đã để cho sự xuất hiện của vị phu nhân như một lời giải đáp về cách mà người đàn ông ấy đưa ra các quyết định lịch sử.
"Politics is more dangerous than war, for in war you are only killed once." _ Cụ Churchill đã nói, chính trị nguy hiểm hơn chiến tranh, vì trong chiến tranh bạn chỉ bị giết mỗi một lần thôi. Như thế đủ thấy cụ chết đi sống lại vật vã bao nhiêu lần trong sự nghiệp chính trị của mình. Cụ đã vượt qua tất cả để trở thành một chính trị gia nổi tiếng trong lịch sử thế giới. Và phía sau cụ là ai? Tất nhiên, bóng dáng của người vợ.
Thật tuyệt khi xem phim Hollywood làm về những người đàn ông thành đạt, những tên tuổi vĩ đại như thế. Vì chắc chắn rằng, sẽ luôn có một người vợ được ca ngợi về đức hi sinh và sự trung thành tuyệt đối của người ấy với gã đàn ông say sưa trong trò chơi khốc liệt của thương trường hay chính trường.