buian
buian

Bui An

Phóng viên tự do tại HDVietnam

Hoạt động gần đây

Một phiên bản khác của huyền thoại Terminator 2: Judgment Day, hiện đại hơn, kỹ xảo hơn và vẫn hay.

Có thể, với thất bại của phần Genysis, nhiều người sẽ không mấy kỳ vọng vào phần này, nhưng James Cameron và Tim Miller đã khiến tất cả phải nghĩ lại. Dark Fate khá tốt, với một mạch truyện đơn giản nhưng xúc tích, chặt chẽ, dễ đoán nhưng lại nhiều cảm xúc. Phim khiến người xem bị cuốn vào một cuộc phiêu lưu trốn chạy đầy kịch tính và không có một giây nào ngừng lại để thở, quả thật, nhịp phim được đạo diễn điều tiết quá tốt cho từng hồi, từng chương, từng đoạn.

Terminator:Dark Fate là phần tiếp nối với câu chuyện ở phần 2, và rẽ nhánh hoàn toàn sang một đối tượng khác, không phải Skynet khủng khiếp năm nào, mà là Legion. Legion theo Kinh Thánh là một con quỷ, một vật thể chứa đựng toàn bộ sự độc ác, toàn bộ các con quỷ tồn tại trong địa ngục, có sức mạnh vô biên, điều khiển kẻ khác, điều khiển vật chất, điều khiển không gian, phá hủy vật chất, thay đổi thực tại... Nên cũng không có gì lạ khi lần này cái tên Legion được chọn cho hệ thống AI phá hủy toàn bộ thế giới. Chuyện phim cũng giống như phần 2, có thằng Kẻ Hủy Diệt mạnh vãi đái luôn, về tìm giết người, rồi có thêm một chiến binh khác được gửi về bảo vệ, cuộc rượt đuổi chém giết bắt đầu.

Phim có phần hành động phải nói là đã, cực kỳ đã, kết hợp với kỹ xảo thượng thừa dành cho "Kẻ Hủy Diệt Bất Tử" Rev-9, đm, con Rev-9 này đúng kinh tởm luôn. Những màn cận chiến và súng đạn nổ ầm ầm khiến người xem luôn phấn khích và sướng mắt, sướng tai. Đạo diễn của Deadpool thực sự rất rành chuyện thu hút người xem như thế này.

Điều không thích nhất của phim này là em nữ chính xấu, có thể ông đạo diễn thấy hợp, nhưng mình thấy xấu, xấu thì giảm độ hay đi đôi ba phần. Bù lại diễn xuất của cả dàn diễn viên đều ổn, tất nhiên, với phim hành động giải trí thì cũng không cần khả năng diễn xuất quá nhiều, đừng đơ quá là được, mà thật ra đơ như cha Arnold cũng được luôn, thế mới hiểm.

Tóm lại là phim xem rất ok, dù câu chuyện như cosplay lại phiên bản Terminator 2 cách đây 28 năm nên dễ đoán và không có nhiều bất ngờ. Thay vào đó, yếu tố hành động, kỹ xảo, nhân vật lại rất ư là được. Nên ra rạp xem màn hình lớn cho phê.

Phim này thể hiện khả năng đỉnh cao của biên kịch, chuyện chỉ tầm 5p mà bôi ra hẳn 90p vô thưởng vô phạt, ấy cũng phải gọi là một tài năng trong viết lách. Xem phim chỉ thấy ăn, ngủ, ngủ rồi dậy, dậy rồi đi ra chỗ làm, rồi lại về ngủ, tất nhiên, lúc ngủ có một thằng ngáo ngồi cạnh em gái xinh đẹp.

Phim là sự cóp nhặt chắp vá vay mượn của mấy cái phim Hàn, phim Tàu về tình yêu xuyên không tam sinh tam thế siêu thoát thần thánh quần gì đó, rất là nhàm và rất là nhạt. Cũng vì vậy nên trang phục cũng kết hợp linh tinh lên, nhà Trần mặc đồ theo kiểu Nhật, xưng hô theo kiểu Tàu và rượt đuổi chết theo kiểu Việt.

Phim cố gắng hài trong việc tạo ra các tình huống giữa người và ma, nhưng vẫn chỉ ngừng ở mức ghi nhận có cố gắng, vì cả rạp có ai cười đâu, chỉ thấy xìu và lãnh cảm.

Trịnh Thăng Bình đóng dở, cả phim anh chỉ giỏi diễn một biểu cảm là ngơ và đơ, có khi kịch bản nhạt kia bắt anh phải ngơ như thế, mà xem mấy phim rồi thấy vẫn vậy, chắc đây không phải lỗi mà là một tính năng.

Người ta hay nói về “phim của Luk Vân”, nhưng mình xem nhiều phim rồi vẫn chưa tìm thấy nét độc đáo gì, chắc không phải gu. Nhân Duyên về cơ bản là phim dạng “vội vã trở về vội vã ra đi”, ra rạp rồi cất kho thôi, chẳng gợn chút gì trên mặt hồ mênh mông đang bão nổi.

buian buian đã thích và đánh giá 8 cho Joker

Với mình, Joker 2019 là một bộ phim hay, xét trên khía cạnh một bộ phim riêng lẽ. Dù cho có nói nhiều về hình thức, sắp đặt, bình thường, đơn giản, thiếu đột phá hay bất cứ cái gì đó, đây vẫn là một bộ phim hay, bởi nó chạm đến tâm trí người xem, chạm đến cảm xúc chân thực và quan trọng nhất là kể một câu chuyện hấp dẫn cuốn hút dù rất chậm rãi, ngột ngạt và buồn bã. Xem phim, vốn như đổ nước vào cái bình, bình to thì chứa hết, bình nhỏ thì tràn ra, bình tròn thì đổ nhanh, bình dài thì đổ chậm, bình thắt cổ nhai thì mệt mỏi… mỗi cái bình là mỗi cách thưởng thức.

buian buian đã thích và đánh giá 6 cho Chuyện Ngày Xưa ở... Hollywood

Quentin Tarantino đã từng nói sẽ chỉ làm 10 phim trong sự nghiệp điện ảnh của mình, và Once upon a time in Hollywood là phim thứ 9, một sự trở lại sau 4 năm đằng đẳng mong chờ của giới mộ điệu từ Eighful Hate (2015). Tuy vậy, thật đáng tiếc phải nói đây là một phim khá thường, thường so với dáng vóc tầm cỡ của Tarantino cùng dàn sao Leonardo Dicaprio, Brad Pitt và Margot Robbie ...

Khi đọc thông tin về việc Tarantino sẽ làm bộ phim này dựa trên câu chuyện có thật về vụ thảm sát kinh hoàng của băng cướp cuồng tín cực đoan The Manson với nữ diễn viên Sharon Tale (vợ của đạo diễn lừng danh và tai tiếng Roman Polanski), ai cũng nghĩ đây chính xác là phim phải do Quentin làm, Quentin làm mới ra chất máu lạnh kinh sợ được. Nhưng hỡi ôi, xem xong cứ phải hỏi, ủa máu đâu, giết đâu, khủng khiếp đâu, cái quái gì thế này, phim này là do Tarantino làm sao? Không đã, không phê, không sướng, không kích thích, không phấn kích từng khung cảnh, từng trường đoạn, không bất ngờ như các phim trước. Có lẽ, Tarantino cũng giống như anh chàng Rick Dalton trong phim, không muốn đóng khung, không muốn lặp lại, nên đã thay đổi, nhẹ nhàng, thi vị, châm biếm, lả lơi. Nhưng, nếu thế thì còn đâu ham muốn, còn đâu trải nghiệm giống như xem phim Tarantino trước đây nữa.

Once upon a time in Hollywood tái hiện chân thực khung cảnh thập niên 70 bằng những góc máy, thời trang, âm nhạc, không khí nhịp sống, con người ở Los Angeles, giấc mơ Mỹ… có thể nói là cực chuẩn, những chiếc TV đời cổ đang ra rả nói về chiến tranh Việt Nam. Nói chung, về kỹ thuật điện ảnh không có gì phải chê trách. Dù vậy, phim có nhịp chậm, đều đều, từ từ, thiên về thoại (Tarantino rất thích thoại) và ít cao trào kịch tính, nên ai không kiên nhẫn, đảm bảo sẽ bỏ về sau 30p, hoặc 60p hoặc 1h30p, thật đấy, xem đến 1h30 rồi vẫn đéo hiểu chuyện gì đang diễn ra. Tất cả chỉ tập trung trong 30p cuối phim, như một món quà cho ai cố gắng đợi, dù là quà này cũng không to lắm.

Fast & Furious: Hobb & Shaw - Mình đừng giải cứu thế giới nữa được không?

Phần ngoại truyện của series Fast and Furious nhạt nhẽo trơn tuột, thiếu kịch tính và dư thừa cơ bắp. "Hobb and Shaw" đích thị là anh chàng cục mịch thẳng tưng thiếu tinh tế, thiếu nhạy cảm ngay trong phim, gọi là phim trong phim.

10 năm gần đây, với sự trỗi dậy của Marvel, cùng với màn rượt đuổi của DC Comic, năm nào dân chúng cũng phải giải cứu thế giới vài lần, nhưng ai sẽ giải cứu khán giả khỏi sự nhàm chán ớn nhợn đây? Giờ thêm Fast & Furious cũng tham gia giải cứu thế giới nốt, đừng giải cứu thế giới nữa, giải cứu linh hồn mình thôi được không?

Như tựa đề, phim nói về 2 nhân vật ghét nhau, trái ngược nhau, cách quay hình đầu phim để thể hiện điều đó, nhưng tựu trung lại, dù có cục mịch hay tinh tế dân chơi thì cả 2 đều không não. Toàn bộ phim là sự sắp đặt buồn chán, thiếu trí tuệ cho câu chuyện, thiếu bất ngờ, thiếu bước ngoặt, thiếu điểm nhấn. Bộ phim vớt vát lại được tình cảm gia đình lồng ghép giữa cha con Hoob, anh em Shaw và ở đảo Samoa.

Phần hành động vẫn rất chất với những pha đánh đấm đã đời, nhưng khá thiếu sáng tạo, hầu hết cảnh đua xe không mới, pha chui qua gầm xe thì cũ rích. Màn kết phim cũng bình thường, không có gì độc đáo, mô típ "2 đánh 1 không chột cũng què" có từ khai thiên lập địa. Được cảnh chạy từ tòa nhà xuống dưới là đã nhất phim, dù hơi phi vật lý một chút, mà kệ, phim khoa học viễn tưởng mà.

Nhiều người khen em gái Vanessa Kirby đẹp, nhưng có vẻ không hợp gu mình, nhìn không hứng được, gu mình là em Eiza Gonzalez ấy (trong phim này là em gái Nga đưa vũ khí, cơ mà mình để ý từ Baby Driver rồi). Tuy vậy, Kirby vẫn rất triển vọng về diễn xuất, sẽ còn thêm nhiều phim nữa sau này.

Tóm lại thì phần này có cũng được, không có cũng không sao, phim khoa học viễn tưởng mà lại thiếu trí tuệ nữa thì điểm 6,5/10 là rộng rãi.

buian buian đã đánh giá 6 cho Vợ Ba

Vợ Ba lấy bối cảnh miền bắc vào một năm nào đó của mấy thế kỷ trước, tục tảo hôn còn phổ biến và đàn ông được lấy nhiều vợ. Phim chủ yếu muốn nói đến thân phận khổ đau của người phụ nữ trong xã hội xưa, khi chưa có được ngày vui nào đã phải héo mòn cuộc đời cho đến lúc chết.

Tất nhiên là Vợ Ba có ảnh hưởng khá nhiều từ Đèn Lồng Đỏ Treo Cao của Trương Nghệ Mưu, cũng như phong cách phim của Trần Anh Hùng. Nhưng phim vẫn có bản sắc riêng trong cách thể hiện câu chuyện, cách sử dụng hình ảnh, cách dẫn nhịp thong thả bình thản. Dù là phim đầu tay, nhưng có vẻ như đạo diễn Phương Anh đã nắm rất chắc và hiểu rất rõ mình đang làm gì để tạo ra được một tác phẩm điện ảnh tốt.

Phim có hình ảnh đẹp, bối cảnh tốt, nhân vật hợp vai, diễn xuất chuẩn chỉnh, dù Trần Nữ Yên Khê đôi khi thoại mình nghe chả hiểu gì. Tông màu phim khá nhất quán, trang phục cũng đẹp. Nhiều hình ảnh ẩn dụ gợi mở, đúng kiểu phim nghệ thuật cần có.

Tuy vậy, phim có nhiều chi tiết thừa không cần thiết, như cảnh cô vợ ba bò trên sàn nhà tiến về người chồng, ừ thì chắc là muốn diễn tả thân phận nô lệ, không có khả năng phản kháng gì đó, nhưng lối diễn đạt thô và biểu cảm chưa chính xác khiến cho cảnh bị sượng. Các thông điệp thể hiện nông và non, cùng với góc nhìn bế tắc tăm tối ở cuối phim là vết gợn giảm cảm xúc, hơi tiếc.

Về cảnh nóng trong phim. Bản thân là người xem rất nhiều các cảnh nóng trong phim điện ảnh, chắc hiếm có người nào xem nhiều cảnh nóng trong phim bằng mình, từ những phim tranh cãi như Lolita, The Tin Drum (David Bennent khi đóng cũng chỉ có 12 tuổi), Last Tango In Paris, In the Realm of the sense, Love (2015), Irreversible (Monica Belluci đóng chính), Baise Moi (2000) ... đến những phim tởm lợm mà người thường khó nuốt trôi như A Serbian Film hay Salo (The 120 days of sodom)... thì đánh giá là những cảnh nóng trong phim Vợ Ba cũng bình thường, người ta tranh cãi là chuyện diễn viên nhỏ tuổi, chứ còn lại chả có gì. Maya trong phim này vẫn phê nhất.

Dù sao, những bộ phim mang hơi hướng như thế này, chạm đến các vấn đề gai góc, thả theo cảm xúc, cảnh nóng ... mới là động lực cho điện ảnh Việt phát triển, chứ toàn hài nhảm với iu đương kiểu teen thì bao giờ mà lớn nổi.

buian buian đã đánh giá 6 cho Chúa Tể Godzilla

5 năm sau khi phần phim mở đầu lại series những con quái vật cao hàng trăm mét có nguồn gốc từ Nhật Bản này xuất hiện, King of Monster là một màn trình diễn mãn nhãn, phê pha, đã đời, trừ mấy con người trong phim.

Phim này nhận được nhiều lời chê về kịch bản, mà chủ yếu là đến từ cái lý do "giải cứu thế giới" của bà mẹ gì đó trong phim, chả nhớ tên. Dạo này, có vẻ biên kịch của các bom tấn đều được qua lớp tập huấn "kế hoạch hóa gia đình, bùng nổ dân số", nên phim méo nào cũng gào lên con người đang hủy hoại trái đất ...bla ... bla... nghe nhàm quá.

Nói chung, trừ đám người ngây thơ trong phim, phần còn lại của Godzilla - King of The Monster quá ngon. Hành động cháy nổ ầm ầm, từ đầu đến cuối phim, xem rất đã, rất sướng, chả phải như cái ờ ven dờ gì đó, cả phim toàn nói xàm, đánh được mấy phút cuối, phim này đánh liên hoàn cước luôn, đánh khi nào chán thì thôi.

Phần Godzilla năm 2014 bị chỉ trích là phim quái vật gì mà mấy con quái xuất hiện có chút xíu, thì phần này đám hàng khủng chiếm spotlight luôn. Tạo hình của con quái vật rồng 3 đầu, tên gì cũng chả nhớ luôn, cực kỳ ấn tượng, xem mà cứ xuýt xoa về cái độ tà ác, độ truyền cảm của con quỷ này. Rồi con quỷ gì như con đại bàng, đánh nhau với con bướm bướm ấy, nhìn cũng ngon. Độ phê về đám quái vật lên cao ngất.

Trong phim này, nhìn cả trái đất bùng cháy, bom nguyên tử, bom oxy, đầu đạn hỏa tiễn bay ào ào, chiến đấu cơ nhào lộn đầy trên bầu trời, làm nền cho con Godzilla và con rồng 3 đầu vật nhau, phun lửa vào nhau, cảm giác thật mãnh liệt, thú tính trào dâng.

Để nhặt sạn về tình tiết và kịch bản phim thì nhiều, nhưng thôi, quan trọng gì với phim chuyên show quái vật và kỷ xảo CGI, khác nào bắt Brie Larson diễn Captain Marvel hay như trong Room. Tóm lại thì ai thích xem những khung cảnh hoành tráng, quái vật to khủng choáng ngợp, thì nên book vé mà xem, xem ở rạp màn to mới đã.

buian buian đã thích và đánh giá 9 cho Ký Sinh Trùng

Phim Parasite hay, rất hay. Nếu có ai đó cho rằng nó không hay thì cũng chả sao. Dù thế nào nó vẫn là một phim xuất sắc, nhiều người cho rằng Memories of Murders của đạo diễn Bong hay hơn, nhưng cá nhân mình thì thấy tầm của Parasite hơn hẳn, nó vượt qua những cái vụn vặt mà nó thể hiện trong phim.

Parasite dù đạt giải Cành Cọ Vàng của LHP Cannes, nghĩa là nó rất "nghệ thuật", nhưng thực tế, nó không hề khó xem, nó rất "đại chúng", ai xem cũng được, ai xem cũng thấm, cũng thấy rưng rưng, cũng thấy mình trong một phút giây nào đó. Nó cũng không quá "mệt" (dù xem xong suy nghĩ cũng mệt) mà thuộc thể loại hài hước "cười ra nước mắt", diễu nhại một cách cay đắng.

Phim có những khung hình rất ám ảnh, rất ấn tượng. Bất kể là nó có sắp đặt "lộ" hay không, quan trọng là nó hay, nó hợp lý, The Shawshank Redemption cũng sắp đặt các thông điệp hình ảnh ẩn dụ lồ lộ, vẫn là siêu phẩm.

Xem phim cứ nhớ tới "phận phù du" của những con người bế tắc trong 3-Iron của Kim Ki Duk, tất nhiên phim của Kim thì u ám và khó hiểu hơn nhiều Parasite, cũng như thông điệp truyền tải thì Kim rất cực đoan còn Bong thì tươi sáng.

Xem thêm
Loading...

End of content

No more pages to load