Hàn Quốc – Đi tìm con đường tốt nhất để tái hiện lịch sử trên phim ảnh
1987 đang nhận được nhiều lời khen ngợi khi bộ phim không cường điệu sự thật về những sự kiện đương thời.

Nhiều bộ phim điện ảnh về đề tài lịch sử ra rạp mỗi năm, nhưng chỉ ít trong số đó là không vấp phải chỉ trích. Khi bộ phim đi vào tái hiện quá khứ, khán giả có xu hướng đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn, khắt khe hơn về câu chuyện mà bộ phim muốn chuyển tải. Kỳ vọng của mọi người ngày càng tăng trong khi bộ phim phải đối mặt với những rắc rối lúc đó như phong trào dân chủ ở Hàn Quốc, điều này giải thích cho mối quan tâm đã được nói trước tại buổi họp báo của 1987: When the Day Comes.
Tuy nhiên, bỏ qua những mối quan tâm đó, bộ phim đưa khán giả tới những năm tháng định mệnh, khi Hàn Quốc nhìn thấy ở nền dân chủ những điểm yếu nhất và mạnh nhất mà không bị thổi phồng nhiều hay sự ủy mị ép buộc.

Phim tái hiện Hàn Quốc giai đoạn 1987 trong những năm tiến hành dân chủ. Làn sóng dân chủ tháng sáu đã diễn ra và chấm dứt điều luật quân sự tồn tại 26 năm của Park Chung Hee và Chun Doo Hwan. Bộ phim bắt đầu từ vụ việc khuấy đảo làn sóng dân chủ với cái chết của Park Jong-chul (Yeo Jin-goo) khi bị tra tấn, người thuộc hội hoạt động chính trị đến từ Đại học Quốc Gia Seoul.

Bộ phim bắt đầu với cái chết của sinh viên Park và khép lại với cái chết của Lee Han-yeol (Gang Dong-won), sinh viên trường Yonsei, người bị một bình xăng đập trúng đầu khi đang biểu tình.
“Khi được mời tham gia chỉ đạo, tôi đã nghĩ tới kết cấu bộ phim sẽ bắt đầu với phân cảnh cái chết của Park Jong-chul và kết thúc bằng cái chết của Lee Han-yeol, suy nghĩ làm thế nào để móc nối cả hai một cách trơn tru, tôi quyết định kết nối Lee Han-yeol với một người bình thường đấu tranh với cuộc xung đột nội bộ”, đạo diễn Jang Joon-hwan phát biểu trong cuộc họp báo diễn ra tuần trước.

Lấy cảm hứng từ cuộc chiến dữ dội của phóng viên, sinh viên, mỗi ngày người ta đều chống lại chế độ của họ Chun, ngôi sao điện ảnh Kim Yun-seok vào vai một nhân viên điều tra vô nguyên tắc, Ha Jung-woo vào vai một công tố viên gan góc, cô từ chối tham gia cùng với chế độ của Chun đang nỗ lực che dấu sự thật cái chết của sinh viên Park chỉ như một tai nạn; Yoo Hai-jin vai một gã cai ngục, người phụ trách truyền thông tin tới những người hoạt động chính trị; Kim Tae-ri vào vai cháu gái của ông ta, từ một sinh viên bình thường, nhưng sau cái chết của người cô yêu mến là Lee Han-yeol, cô trở thành một người biểu tình hoạt động sôi nổi. Đây chỉ là nhân vật hư cấu, có vai trò móc nối hai sinh viên hoạt động chính trị đã qua đời.

Trên thực tế, còn rất nhiều người đã trải qua và nhớ rõ sự kiện làn sóng dân chủ diễn ra thời gian đó, vì thế việc tái hiện câu chuyện trên màn ảnh rộng là nhiệm vụ khó nhằn đối với đạo diễn và cả êkip. Chỉ cần sự sai lệch nhỏ giữa yếu tố kịch và thực tế của những gì đã xảy ra đủ là lý do khiến bộ phim bị loại bỏ.
“Nếu 1987 là một bộ phim mang giá trị thương mại với mức đầu tư khủng, thì tôi nghĩ tôi cũng có thể dốc hết sức làm nó, mặc dù bộ phim kén đối tượng người xem, nhưng điều quan trọng với tôi là cố gắng hết sức và làm nó hết khả năng của mình”, đạo diễn chia sẻ.
“Thời gian năm 1987 là thời điểm mà bất kỳ ai đều có thể trở thành anh hùng bằng việc ra đường đấu tranh vì dân chủ. Tôi mong muốn chuyển tải hết được sự chất phác và đam mê của họ”, nhà làm phim giải thích.

Mặc dù câu chuyện khá nặng nề, nhưng phía CJ biến nó trở thành một bộ phim điện ảnh ấm áp được giới chuyên môn cho rằng sẽ là bộ phim xuất sắc nhất tái hiện lịch sử hiện đại của đất nước, theo lời của nhà phê bình phim Kim Hyung-seok.
Thực hiện bộ phim mang tiếng vang thời đại chi phí rất cao, vì vậy nhà sản xuất thường bắt buộc cho yếu tố đặc biệt vào câu chuyện để khiến nó kịch tính hơn và giúp thu hút nhiều khán giả, điều này được minh chứng bằng màn rượt đuổi xe trong A Taxi Driver và những pha hành động trong The Battleship Island. Tuy nhiên 1987 giảm thiểu những cảnh quay không cần thiết và tập trung vào chi tiết và mối quan hệ giữa các tuyến nhân vật.
Bộ phim không hoàn toàn tránh khỏi những lời phê bình, có một số ý kiến cho rằng cảnh tình cảm của Kim Tae-ri và Lee Han-yeol làm ảnh hưởng mạch của cốt chuyện.

Mặc dù có một số chỗ của bộ phim hơi lộn xộn, nhưng 1987 thực sự có ý nghĩa, đây là bộ phim đầu tiên đề cập trực tiếp về vấn đề làn sóng dân chủ và đưa nó lên phim, theo lời của nhà phê bình phim Hwang Jin-mi.
Không giống nhiều bộ phim khác, 1987 đề cập trực tiếp đến tính chất làn sóng biểu tình, Hwang Jin-mi cho biết. Nhà sản xuất Jang Joon-hwan luôn được biết đến khả năng truyền tải những thông điệp qua những bộ phim, nhưng với bộ phim gần đây nhất, ông chứng minh rằng ông có thể tạo nên những bộ phim có lối truyền tải trực tiếp hơn.
Nguồn: Korea Joongang Daily