Peter Bradshaw bình luận về danh sách phim Cannes 2018: Netflix không tham gia, nhiều người mới góp mặt

Góc Nghệ Thuật · Never ·

Ông lớn streaming bị đặt rào cản, số lượng nữ đạo diễn thấp, nhưng danh sách phim, từ tác phẩm khai mạc của Asghar Farhadi trở đi, thật sự rất tiềm năng.

Ông lớn streaming bị đặt rào cản, số lượng nữ đạo diễn thấp, nhưng danh sách phim, từ tác phẩm khai mạc của Asghar Farhadi trở đi, thật sự rất tiềm năng.

Một vấn đề trong danh sách phim năm nay tại Cannes đó là sự vắng mặt của Netflix: năm ngoái, nền điện ảnh Pháp đã rất tức giận khi các bộ phim của Netflix được cho vào danh sách ứng viên cho giải thưởng mặc dù không công chiếu tại các rạp phim tại Pháp; năm nay Cannes đã đặt rào cản với Netflix bằng cách đưa ra thêm yêu cầu cho các phim muốn tham gia cạnh tranh, nhưng ông lớn này từ chối đưa bất kỳ bộ phim nào của mình vào hạng mục không tranh giải, trong đó có tác phẩm phục hồi rất được mong đợi từ bộ phim The Other Side of The Wind của Orson Welles.

Liên hoan phim năm nay, có lẽ trong một giây phút sơ sót, đã kết hợp thông báo về sự vắng mặt của Netflix với tin tức việc chụp ảnh selfie sẽ bị cấm trên thảm đỏ năm nay. Việc này tạo ra một ấn tượng là Cannes coi Netflix và các bức ảnh selfie chỉ là một phần trong thế giới truyền thông tầm thường mà liên hoan phim này muốn vượt lên trên.

Dù sao, danh sách ứng viên tranh giải năm nay cũng đáng kỳ vọng, và thậm chí còn hấp dẫn hơn bởi chúng sẽ không còn chỉ được chiếu ở những buổi họp báo phim nữa. Mọi người đều được xem phim cùng lúc và các bí mật đều được giữ kín. Những phản ứng ngạc nhiên, shock, đều sẽ được giữ lại.

Bộ phim khai mạc liên hoan sẽ tới từ Asghar Farhadi, một trong những vị khách được kính trọng nhất trong liên hoan phim. Tác phẩm Everybody Knows của ông là một phim Tây Ban Nha thể loại tâm lý thriller với sự tham gia của Penélope Cruz, Javier Bardem và Ricardo Darín.

The Image Book của Jean-Luc Godard hứa hẹn sẽ là một thông điệp phức tạp đáng suy ngẫm khác về bản chất của nền văn hóa và việc giao tiếp, cũng như tựa phim tranh giải lần trước của ông là Farewell to Language. Nội dung bộ phim đã được chính thức công bố: Không gì ngoài sự yên lặng, không gì ngoài bài ca cách mạng, một câu chuyện với 5 chương như 5 ngón tay trên một bàn tay.”

BlacKkKlansman của Spike Lee đưa đạo diễn này tới Cannes lần đầu tiên kể từ năm 1991, khi ông tới với Jungle Fever. Bộ phim được sản xuất bởi đạo diễn của Get Out là Jordan Peele nói về câu chuyện đời thực của Ron Stallworth, một cảnh sát người da màu cải trang để xâm nhập vào Ku Klux Klan vào năm 1978. Đảm nhận vai diễn này là John David Washington, con trai của Denzel Washington.

Người vô cùng được tôn kính Alice Rohrwacher – từng có bộ phim The Wonders được nằm trong danh sách tranh giải tại Cannes năm 2014 – năm nay cũng đem tới tác phẩm mới của mình Lazzaro Felice tới Croisette, một bộ phim đón chào sự trở lại của nam diễn viên người Tây Ban Nha Sergi López. Rohrwacher vẫn giữ kín phần lớn nội dung phim, chỉ tiết lộ rằng nó kể về một người đàn ông xuyên qua khoảng thời gian 50 năm.

Pawel Pawlikowski là một nhân vật gần với nước Anh nhất tham đự Cannes năm nay – đạo diễn người Bồ Đào Nha này chuyển tới Anh khi ông còn là một cậu thanh niên trẻ và định cư tại đây năm 20 tuổi. Tác phẩm Zimna Wojna, hay còn gọi Cold War nói về chuyện tình giữa mai con người không phù hợp tại Bồ Đào Nha trong thời kỳ chiến tranh lạnh những năm 1950.

Lee Chang Dong là một trong những cái tên lớn thường góp mặt trong Cannes nhất – một nhà làm phim thực sự xuất sắc với những bộ phim luôn là must-see tại liên hoan. Tác phẩm tranh giải mới của anh, Burning, là bản chuyển thể từ câu truyện ngắn Barn Burning của tác giả người Nhật Haruki Murakami. Nội dung phim xoay quanh cuộc gặp gỡ của một nhà văn với một người bí ẩn tại bữa tiệc khẳng định mình là người phóng hỏa.

Three Face, bộ phim mới của nhà làm phim người Iran Jafar Panahi, đã được Thierry Frémaux mô tả là “cảm giác tốt” tại buổi họp báo. Bộ phim kể về câu chuyện của ba nữ diễn viên người Iran: một cựu chiến sĩ tiền cách mạng giờ đã nghỉ hưu, một ngôi sai đang nổi và một sinh viên điện ảnh. Chúng ta vẫn chưa biết liệu chính quyền Iran có cho phép Panahi được ra nước ngoài để tham dự liên hoan phim năm nay hay không, bởi ông vẫn đang bị cấm rời khỏi nước sau những chiến dịch dân chủ của mình.

Một trong những cái tên thường xuất hiện tại Cannes là Hirokazu Kore-eda, và năm nay ông tới tranh giải với Shoplifters. Đây là một bộ phim khác về đề tài gia đình – một thể loại mà Kore-eda đã kế thừa từ Ozu và Naruse. Đạo diễn người Nhật thứ hai tại Cannes là Ryusuke Hamaguchi với tác phẩm Netemo Sametemo, hay còn gọi là Sleeping or Waking; được dựa trên cuốn tiểu thuyết của Tomoka Shibasaki nói về một người phụ nữ trẻ sống ở Osaka rơi vào lưới tình với một người đàn ông tâm hồn tự do và một ngày anh ta biến mất. 2 năm sau, tại Tokyo, cô gặp lại người đàn ông có vẻ ngoài giống hệt người mà cô đã đánh mất.

Nếu có một tựa phim nào thực sự quyến rũ trong danh sách này, đó sẽ là Under the Silver Lake, sản xuất bởi David Robert Mitchell, người từng mở màn Cannes với bộ phim kinh dị It Follows như một phần trong Critics’ week vào năm 2014. Trong phim, Andrew Garfield sẽ vào vai Sam, một anh chàng mang lòng si mê cô hàng xóm xinh đẹp, nhưng rồi cô cũng biến mất. Nghe có vẻ thú vị - nhưng có lẽ đã quá quen thuộc rồi chăng?

Matteo Garrone là một ứng cử viên nặng ký tại Cannes tới từ Ý. Bộ phim tranh giải của ông, Dogman là một “thành thị phương tây”, được lấy cảm hứng từ câu chuyện tội phạm kì dị có thật từ năm 1980: một vụ tra tấn và giết người được thực hiện bởi một tên trông chó rối trí tại vùng ngoại ô Rome. Đây là bộ phim hứa hẹn đưa nhà đạo diễn này trở lại với phong cách tự nhiên ta từng thấy trong bộ phim hài Gomorrah của ông.

Giả Chương Kha là một đạo diễn người Trung Quốc nằm trong danh sách đạo diễn hạng A tại các liên hoan phim, nhưng lại không mấy tiếng tăm tại quê nhà. Tại Cannes, anh cũng là một tên tuổi lớn và tác phẩm lần này của anh, Ash Is Purest White, một câu chuyện tình lấy bối cảnh thế giới tội phạm ngầm tại Trung Quốc, có vẻ là một bộ phim cực kỳ có triển vọng, thậm chí sẽ rất xuất sắc.

Kirill Serebrennikov là một đạo diễn người Nga cấp tiến và hiện đang bị giam lỏng tại gia ở Nga vì những vi phạm về tài chính – lý do mà nhiều người cho rằng chỉ là cái cớ chính phủ đặt ra để trừng phạt người này vì những ngôn luận phê phán chính phủ. Bộ phim Leto, hay còn gọi Summertime của ông kể về câu chuyện tình tay ba lấy bối cảnh Moscow những năm đầu 80 với phần nhạc phim là nhạc rock phương tây của những Bowie và Led Zeppelin.

Cannes sẽ không còn là Cannes nếu thiếu đi khuôn mặt râu ria lởm chởm (và đẹp) của diễn viên người Pháp Vincent Lindon trong mục phim Pháp. Năm ngoái, đáng tiếc thay, ông lại xuất hiện trong một bộ phim ngớ ngẩn về Rodin. Năm nay, ông trở lại với En Guerre, hay At War, sản xuất bởi đạo diễn người Pháp Stéphane Brizé – một bộ phim hiện thực xã hội kể về việc một nhà máy phải đóng cửa và người đại diện cho các công nhân phải đấu tranh để giữ lại việc làm cho nhiều người khác.

Một cái tên kỳ cựu khác của điện ảnh Pháp là Christophe Honoré với Plaire, Aimer et Courir Vite, hay Pleasure, Love and Running Fast – tựa tiếng Anh là Sorry Angel. Bộ phim đưa cuộc đời hai con người giao thoa với nhau: một nhà văn trung tuổi ở Paris và một sinh viên trẻ ở Brittany – với diễn xuất của Pierre Deladonchamps, Vincent Lacoste và Denis Podalydès.

Eva Husson đã có một màn ra mắt ấn tượng tại Toronto năm 2015 với Bang Gang (A Modern Love Story), và lần này cô xuất hiện tại Cannes với tác phẩm tiếp theo Les Filles du Soleil, hay Girls of the Sun, với sự tham gia của Golshifteh Farahani và Emmanuelle Bercot. Farahani vào vai một chiến sĩ Kurdish lãnh đạo một tiểu đoàn nữ binh có tên Daughters of the Sun, người đã sẵn sàng chiến đấu để giành lại quê hương mình khi bị bắt bởi Isis; Bercot vài vai một nhà báo người Pháp gặp gỡ cô ở đó.

Nam diễn viên và đạo diễn người Lebanon Nadine Labaki nổi tiếng với những bộ phim hoạt hình tinh tế như Caramel and Where Do We Go Now?. Cô cũng có tên trong hạng mục tranh giải với Capernaum, một bộ phim lấy bối cảnh Labanon khác, sử dụng hầu hết là các diễn viên không chuyên. Bộ phim kể về một cậu bé vùng lên chống lại cuộc sống áp đặt lên em và khởi kiện. Capernaum là một ngôi làng tại Israel nơi người ta tin rằng chúa Jesus đã dạy học tại giáo đường và chữa bệnh cho những người ốm.

Yomeddine là tác phẩm được sản xuất bởi nhà làm phim Áo-Ai Cập Abu Bakr Shawky, kể về một người đàn ông trung niên lớn lên tại thuộc địa của những người bị bệnh phong, người đã du hành xuyên Ai Cập với một cậu bé mồ côi có tên Obama, và một chú lừa, với nhiệm vụ tái liên lạc với gia đình đã bỏ rơi anh khi còn là một đứa trẻ. Nhân vật chính được đảm nhận bởi một diễn viên không chuyên Rady Gamal, người trên thực tế là một cư dân của thuộc địa này.

Vậy, đây là một danh sách phim khá thú vị với những lựa chọn thông minh. Liệu những bộ phim xuất sắc sẽ tới từ những gương mặt mới hay từ các ngôi sao tên tuổi đây? Chúng ta hãy cùng chờ xem.

Peter Bradshaw - nhà phê bình chính của tờ The Guardians

Nguồn: The Guardian