Rotten Tomatoes - Tại sao chứng nhận "Tươi" không có tác dụng bảo chứng chất lượng

Ivy_Trat ·

Rotten Tomatoes không quan trọng như bạn nghĩ.

Ngày nay, trong cuộc tranh luận về sự vượt trội của một bộ phim, hai thước đo là yếu tố chính để quyết định: Rotten Tomatoes và doanh thu phòng vé. Nhưng những con số này thực sự nói lên điều gì về chất lượng?

Vào thời điểm này trong lịch sử, người ta đã xem phim hơn 100 năm, có nghĩa là các cuộc tranh luận về phim đã diễn ra trong thời gian dài. Là một loại hình nghệ thuật, việc làm phim phải chịu mọi hình thức chỉ trích và như người ta thường nói, mọi khán giả đều có thể là nhà phê bình.

Sự xuất hiện ngày càng nhiều của phương tiện truyền thông xã hội là nhiên liệu cho việc phê bình phim ảnh bùng cháy, vì giờ đây mọi người đều có quyền truy cập vào nguồn cung cấp gần như vô tận những người có thể nói chuyện về phim. Nhờ có internet, lượng dữ liệu dồi dào hiện có sẵn trong tầm tay của chúng ta và vì việc trích dẫn dữ liệu "khách quan" dễ dàng hơn là tự phân tích các khái niệm và ý kiến ​​trừu tượng hơn, khán giả sẽ bị thu hút sử dụng dữ liệu đó như một phương tiện đánh giá chất lượng của một bộ phim.

Mọi người tìm đến nhiều nguồn khác nhau để cung cấp thông tin này, nhưng có hai số liệu thường được người xem trích dẫn nhiều nhất để tìm kiếm bằng chứng biện minh cho việc họ yêu hoặc ghét một bộ phim cụ thể: “Máy đo cà chua” của Rotten Tomatoes – được gọi là Tomatometer – và doanh thu phòng vé. Thật không may, mặc dù cả hai số liệu thống kê này đều có cách sử dụng phù hợp, nhưng chúng không có khả năng thể hiện gì về chất lượng của một bộ phim.

1. Hệ thống Rotten Tomatoes

Trước thời đại của internet, và đặc biệt là trước khi xuất hiện trên mạng xã hội, việc phê bình phim không khác gì so với bây giờ, ngoại trừ việc mọi người sẽ hướng nhiều hơn đến tiếng nói của từng cá nhân để tìm hiểu về chất lượng của các bộ phim mới. Có một số trụ cột gánh vác nhiệm vụ cao cả là làm tiếng nói đáng tin cậy cho cộng đồng yêu phim, chẳng hạn như Roger Ebert vĩ đại quá cố, nhưng bên ngoài phạm vi đó, các mọt phim thường tập hợp các tiếng nói riêng lẻ từ nguồn ưa thích của mỗi người - có thể là một tờ báo địa phương hoặc một tạp chí quốc tế.

Do đó, ý kiến "tập thể" về một bộ phim không được đánh giá bằng điểm số phê bình tổng hợp. Mọi người sẽ tìm đến một nhà phê bình cụ thể hoặc một số nhà phê bình mà họ tôn trọng và đọc lời bình của họ. Tại sao phải tìm đến một người mà bạn biết rằng có khả năng bất đồng ý kiến và quan điểm của mình, trong khi có những người chia sẻ góc nhìn của bạn ngoài kia, trừ khi bạn chỉ coi trọng một ý kiến bất đồng khi hoàn cảnh đòi hỏi?

Vậy Rotten Tomatoes làm cách nào để thay đổi điều đó? Ở quy mô nhỏ thì không. Những nhà phê bình cá nhân vẫn có những ý kiến cá nhân, mọi người vẫn có những ý kiến khác nhau và mọi người có thể tự do tìm kiếm những nhà phê bình mà họ tôn trọng ý kiến của họ. Tuy nhiên, bây giờ chúng ta cũng có Tomatometer toàn năng - một thang phân loại khá vô cảm mà hàng trăm ý kiến khác nhau được tổng hợp lại thành một con số duy nhất và được phân loại là "tươi" hoặc "thối".

The New York Times
The New York Times

Trước khi đi sâu vào vấn đề này, điều quan trọng cần lưu ý là có một giá trị đối với hệ thống Rotten Tomatoes. Nó giúp thu hút sự chú ý đến một phim làm các nhà phê bình phim xôn xao, đôi khi đây thậm chí là những bộ phim không ai biết đến, giúp những người xem phim chưa thể quyết định nên mua vé nào…quyết định. Đó là một cách tuyệt vời để trả lời câu hỏi "mọi người có thích bộ phim này không" mà không vướng vào bất kỳ phân tích hoặc tiết lộ nào trong các bài review hoặc lời nhận xét.

Điểm yếu của Tomatometer nằm ở việc nó được sử dụng sai mục đích. Cụ thể là nó được sử dụng như một thước đo khách quan về chất lượng, trong khi bản chất của nó không phải vậy. Tỷ lệ phần trăm cuối cùng trên Rotten Tomatoes không phải là điểm số trung bình của tất cả các bài đánh giá đủ điều kiện, mà chỉ phản ánh tỷ lệ phần trăm các bài đánh giá tích cực. Trong đó tất cả các bài đánh giá tích cực (bất kể điểm số) đều đạt 100% và tất cả các bài đánh giá tiêu cực (bất kể điểm) thu được 0%.

The Wire
The Wire

Vì vậy, một bộ phim đạt 90% độ "tươi" không có nghĩa là các nhà phê bình đều trung bình cho nó 4,5 trên 5 sao. Nó có thể có nghĩa là 90% người đánh giá cho nó 3 trên 5 sao hoặc cao hơn, nghĩa là một bộ phim mà 90% người đánh giá cho phim ở 3/5 và 10 % người đánh giá cho điểm 2,5 trên 5, phim đó được chứng nhận là mới ở mức 90% - mặc dù điểm trung bình chỉ dưới 3 sao. Và con số đó thậm chí còn không tính đến số lần khán giả khác biệt đáng kể so với các nhà phê bình.

Vấn đề với cách tiếp cận này phải khá rõ ràng. Mặc dù nó khá hiệu quả trong việc phản ánh ý kiến chung, nhưng không có đủ sắc bén để biết điều gì phân biệt một bộ phim ổn với một bộ phim tuyệt vời, khiến những bộ phim gây chia rẽ và phân cực luôn bị ảnh hưởng nhiều nhất, vì Tomatometer thường tán thưởng cho sự đồng thuận đa số.

2. Vậy giá trị của Tomatometer là gì?

Facebook
Facebook

Xếp hạng một số phim chuyển thể từ truyện tranh nổi tiếng với Tomatometer chấm điểm từ hay nhất đến dở nhất, chúng ta sẽ có 1 - The Dark Knight (94%), 2 - Wonder Woman (93%), 3 - Logan (93%), và 4 - The Avengers (92%). Tuy nhiên, lấy điểm số phê bình thực tế trung bình của những bộ phim đó, xếp hạng sẽ thay đổi thành 1 - The Dark Knight (8,6/10), 2 - The Avengers (8/10), 3 - Logan (7,9/10) và 4 – Wonder Woman (7,6/10). Mặc dù vậy, một trong hai bảng xếp hạng đó có thể được coi là kiểu mẫu hay không khi so sánh các bộ phim kể những câu chuyện khác nhau rõ rệt có tông màu và chủ đề rất khác nhau?

The Dark Knight là một Batman đã thành danh khi vật lộn với một kẻ điên, kẻ thách thức bản chất của nguyên tắc cốt lõi mà anh ta tôn thờ. The Avengers là thành quả của năm bộ phim trước đó. Logan là tác phẩm được xếp hạng R gửi gắm di sản 17 năm của Hugh Jackman, còn Wonder Woman là câu chuyện nguồn gốc kết hợp nỗi kinh hoàng của chiến tranh và sức mạnh của tình yêu. Có vẻ như mọi bộ phim trong số đó đều không thuận lợi khi xếp chúng vào cùng một thang điểm bằng cách cô đọng giá trị của chúng xuống một con số đơn giản.

Movieweb
Movieweb
 

Rotten Tomatoes, và nhiều bài phê bình nói chung, cũng bị thiếu bối cảnh lịch sử, điều này làm sai lệch mức độ nhận thức của Tomatometer. Tác động của nó là chúng ta đang thiển cận trong cách chúng ta xem phim theo thời gian, coi Tomatometer như một con dấu chấp thuận hoặc từ chối vĩnh viễn dựa trên sự tiếp nhận ban đầu của bộ phim, để lại rất ít chỗ cho việc đánh giá lại.

Các tác phẩm kinh điển đã được xác minh như 2001: A Space Odyssey, Psycho, The Shining, Blade Runner, Alien và Star Wars đều có thứ hạng Tomatometer cao từ những năm 80 đến trên 90, nhưng tất cả đều trải qua sự tiếp nhận phê bình ban đầu từ “khen chê lẫn lộn” đến phân cực hoàn toàn. Giờ đây, tất cả chúng đều được hưởng lợi từ việc đóng dấu phê duyệt cà chua đỏ mặc dù điểm số Tomatometer có thể đã giảm điểm đáng kể, có thể rơi vào phạm vi “thối” trong một số trường hợp kể từ khi phát hành lần đầu – điều này xảy đến không phải do thiếu lời khen ngợi, mà là do thiếu sự đồng thuận.

Điều này không có nghĩa là Rotten Tomatoes được thành lập dựa trên khái niệm bị lỗi và không nên tồn tại, nhưng việc trích dẫn chỉ số Tomatometer như một đại đánh giá chính xác về chất lượng của một bộ phim là cực kỳ sai lầm. Khi các cuộc thảo luận hoặc tranh luận về chất lượng của một bộ phim bị giảm xuống thành “bộ phim ưa thích của tôi tốt hơn bộ phim ưa thích của bạn vì nó đạt điểm cao hơn trên Rotten Tomatoes”, thì chúng ta bắt đầu xem tất cả các yếu tố từ diễn xuất, biên kịch, chỉ đạo, quay phim, thiết kế âm thanh, nhiều dạng hiệu ứng hình ảnh, âm nhạc và chỉnh sửa tất cả là vô nghĩa.

3. Định nghĩa một phim “thành công phòng vé”

Các con số doanh thu phòng vé là một thứ hoàn toàn khác, nhưng chúng được sử dụng khá giống với điểm số trên Rotten Tomatoes: như một thước đo để so sánh các bộ phim. Nhưng liệu doanh thu phòng vé có thực sự nói lên chất lượng?

Nhìn sơ qua một số tác phẩm thành công phòng vé lớn nhất mọi thời đại sẽ cho câu trả lời khá rõ ràng. Có một mối tương quan rõ ràng giữa những bộ phim được đánh giá tốt và kết quả doanh thu phòng vé cao, nhưng đó không phải là một quy luật tuyệt đối, mà đó chỉ là con đường một chiều. Có nghĩa là những đánh giá tốt sẽ giúp một bộ phim thành công tại phòng vé, nhưng hiệu suất phòng vé tốt không có nghĩa là dự án đó được review tốt.

Ngoài ra, rạp phim là nơi khán giả và các nhà phê bình quan tâm một phần đến chất lượng, doanh thu phòng vé thì không. Vé là một tấm vé, bất kể người mua cảm thấy thế nào về nó, vì vậy một đô la phòng vé từ người đánh giá phim 5 sao cũng không khác biệt với vé từ người đánh giá phim không sao. Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác đang diễn ra, chẳng hạn như xếp hạng, tiếp thị, mùa phát hành, sự cạnh tranh, sự đón nhận, chính trị và những tiếng vang khác, tất cả đều có thể thúc đẩy hoặc làm giảm doanh thu phòng vé của một bộ phim.

Space Odyssey (Youtube)
Space Odyssey (Youtube)

Một thống kê liên quan mà đôi khi được mọi người trích dẫn khi sử dụng tài chính để đánh giá chất lượng của một bộ phim là số lợi nhuận mà bộ phim thu được, nhưng điều đó thậm chí còn ít ảnh hưởng đến chất lượng thực tế hơn so với tổng doanh thu. Chắc chắn, các nhà làm phim quan tâm liệu bộ phim có tạo ra lợi nhuận hay không, nhưng cuối cùng đó chỉ là chi tiết hậu trường - một chi tiết có liên quan nhiều đến thành phẩm cũng như chất lượng phục vụ tại phim trường trong quá trình sản xuất.

Vì vậy, trong khi con số doanh thu phòng vé là một cuộc thảo luận thú vị từ góc độ kinh doanh hoặc đánh đố chung, thì việc so sánh các con số doanh thu phòng vé như một phương tiện xác định chất lượng phim là điều không nên và rõ ràng là hoàn toàn tùy tiện.

Thanh Niên
Thanh Niên

Một số bộ phim về mặt khách quan mà nói có tốt hơn những bộ phim khác không? Chắc chắn là có chuyện đó rồi. Nhưng đó không phải là do Rotten Tomatoes hay điểm số phòng vé, và có nhiều cách tốt hơn để xác lập điều đó sau đó hơn đưa chúng vào cuộc thảo luận.

Nếu các số liệu có vẻ khách quan như tổng hợp đánh giá và doanh thu phòng vé không phải là con át chủ bài đủ để đánh giá phim, thì làm sao chúng ta biết được phim nào hay hay dở? Đó là nơi bạn gặp may. Bạn có thể thích bất cứ thứ gì bạn muốn - vì bất cứ lý do gì bạn muốn. Nếu bạn muốn chia sẻ sự cảm kích đó với người khác, thì bạn có thể giải thích tại sao bạn lại thích nó. Lướt qua tác phẩm điện ảnh, mổ xẻ các chủ đề, mê mẩn diễn xuất của các diễn viên, v.v. Hoặc làm ngược lại nếu bạn thấy điều gì đó mình không thích. Bạn không cần xác thực từ các chỉ số để làm điều đó. Nhưng tất cả đều phụ thuộc vào bạn.

4. Kết luận: “Tươi” hay “thối” tùy thuộc vào bạn, nhưng ý kiến người khác nên được tôn trọng.

Miễn là có phim được làm, sẽ có bất đồng trên phim. Sự bất đồng đó có thể xuất hiện dưới dạng người hâm mộ chỉ đơn giản tuyên bố một bộ phim này và một bộ phim khác dở dựa trên một số thống kê không có tác dụng chỉ ra chất lượng phim như Tomatometer, hoặc nó có thể được tiến hành theo cách thực sự làm sáng tỏ cách người khác nhìn nhận chất lượng điện ảnh (được cũng cổ bằng các lập luận có nghĩa). Hoặc chúng ta có thể lấy một ít bỏng ngô và tự thưởng thức. Chúng chỉ là những bộ phim thôi mà, miễn là chúng ta tiếp cận những chỉ số này, các bài review này bằng thái độ cầu thị hơn là thù địch.

Nguồn: ScreenRant