[Tổng Hợp] 10 bộ phim đi đầu Làn Sóng Mới của điện ảnh Hàn Quốc (Phần 2)

Góc Nghệ Thuật · Tin điện ảnh · KNTT ·

Những bộ phim đi đầu Làn Sóng Mới ở Hàn Quốc đã mang đến bước tiến vượt bậc và góp phần thay đổi nền điện ảnh của xứ sở kim chi.

Sau phần 1, mời các bạn xem tiếp danh sách 6 phim còn lại trong tổng số 10 phim đóng vai trò quan trọng trong Làn Sóng Mới của điện ảnh Hàn Quốc. 

6. Bộ ba phim trả thù của Park Chan-Wook (2002, 2003 & 2005)

Thật bất kính nếu như bạn đang làm một danh sách những bộ phim thuộc Làn Sóng Mới của Hàn Quốc mà không bao gồm tác phẩm kinh điển và có sức ảnh hưởng nhất đến bấy giờ là Oldboy. Bộ ba phim trả thù (Vengeance Trilogy) của Park Chan-wook, với Oldboy nằm ở giữa, là định nghĩa của một bộ ba phim với cùng một chủ đề (các nhân vật và bối cảnh đều thay đổi, nhưng các câu chuyện đều cùng chia sẻ những ý tưởng, mô-típ và cốt truyện), bắt đầu với Sympathy for Mister Vengeance vào 2002 với Song Kang-ho trong vai một người bố giàu có của một cô gái bị chết chìm khi một cuộc bắt cóc diễn ra bất thành. Hiện diện trong bộ phim là một phong cách bạo lực hấp dẫn và những quy chuẩn đạo đức bị bẻ cong một cách sáng tạo khi sự cảm thông của bạn bị chia rẽ giữa một người bố đang khóc thương và những kẻ bắt cóc có những sự biện hộ phù hợp với chuẩn đạo đức cho tội ác của họ.

Đây có lẽ là bộ phim hoàn thiện hơn nhưng rất hay bị ngó lơ bởi tác phẩm khéo léo, đen tối và khiến bạn suy nghĩ nhiều hơn theo sau đó (Sympathy chỉ được chiếu hạn chế ở thị trường quốc tế sau thành công của Oldboy). 2 năm sau Oldboy Lady Vengeance, được công chiếu ở thị trường quốc tế, và tuy nó không được ca ngợi như người tiền nhiệm, bộ phim vẫn giữ được sức hấp dẫn (thậm chí còn hay hơn) sau vài lần xem lại. Một điều sảng khoái, thậm chí là một bước tiến lớn trong bộ Lady Vengeance có nhân vật chính là phụ nữ, nhất là khi phụ nữ, đáng lo thay, là những nạn nhân của những tội ác bạo lực trong các bộ phim thuộc Làn Sóng Mới của Hàn Quốc. Tuy là tác phẩm được ít nhắc đến nhất trong bộ ba phim, thế nhưng với nhịp độ từ tốn, những phân cảnh ít bạo lực hơn, nhưng lại xấu xa về mặt tâm lý hơn, những miếng hài đen tối một cách ngạc nhiên và một cú twist cao trào kinh điển, Lady Vengeance cũng có thể được coi là bộ phim phức tạp và nhiều tầng lớp nhất.

7. The Host (2006)

Sau thành công lớn ở quê nhà và được thế giới để ý đến với Memories of Murder, mọi con mắt đều đổ dồn về nước đi tiếp theo của Bong Joon-ho, và vị đạo diễn đã không gây thất vọng khi The Host công chiếu 3 năm sau đó: trở thành bộ phim thành công nhất trong lịch sử phòng vé Hàn Quốc lúc bấy giờ và nhận được danh tiếng trên toàn thế giới với tư cách là bộ phim quái vật tốt nhất kể từ Jaws, đưa Bong trở thành một trong những nhà làm phim thú vị nhất lúc bấy giờ. Dựa trên phần nào đó một câu chuyện có thật, khi một người hộ tang làm việc cho nước Mỹ thải ra một lượng lớn formaldehyde vào hệ thống nước, bộ phim có một quy mô khá nhỏ, tập trung duy nhất vào một gia đình ở Seoul bị vướng vào cuộc tấn công của một con quái vật kỳ lạ được tạo ra bởi sự ô nhiễm chất thải của nước Mỹ trong dòng sông.

Tuy không quá sáng tạo về mặt kịch bản, thế nhưng có một sự ảnh hưởng của Ken Loach và Spielberg trong cách tiếp cận của Bong, giữ vững sự tập trung vào gia đình ồn ào thuộc tầng lớp lao động chân tay trong cuộc tìm kiếm thành viên nhỏ tuổi nhất bị mất tích, mặc cho sự kém cỏi và thói quan liêu của những người được cho là cầm quyền (việc xem lại bộ phim gợi nhớ đau buồn đến sự ứng phó và hậu quả của sự kiện chìm phà ở Hàn Quốc đã giết chết 300 người, đa phần là trẻ em), và chính yếu tố chính trị sắc bén đó là một phần đã nâng tầm bộ phim.

Phần còn lại là do nó là một bộ phim quái vật tuyệt vời, đáng sợ và cực kì giải trí: Bong cho thấy ông có thể mang đến những cảnh phim có CGI hấp dẫn không kém gì những bộ phim của Hollywood (phân đoạn lần đầu tiết lộ con quái vật vào ban ngày quả thực là một đỉnh cao), và tài năng trong việc chuyển đổi cảm xúc, với những khoảnh khắc vô cùng hài hước giữa sự tàn phá của con quái vật, xây dựng một nhóm những người hùng đáng mến nhưng cũng có rất nhiều thiếu sót. Những bộ phim sau đó của Bong (tác phẩm giật gân mang phong cách Hitchcock Mother Snowpiercer) cũng vô cùng hấp dẫn, nhưng ở giữa những bộ phim đó, Memories of Murder The Host là tuyệt phẩm mà bất cứ nhà làm phim nào cũng sẽ rất khó để đạt tới.

8. I Saw The Devil (2010)

Trong khi người viết hi vọng rằng đã liệt kê được vài bộ phim khác nhau lấy đề tài trả thù rất bạo lực của điện ảnh Hàn Quốc, có một lý do vì sao nó dường như đã trở thành một trong những đề tài dễ nhận diện và tượng trưng nhất của những bộ phim thuộc Làn Sóng Hallyu, ít nhất là đối với phần còn lại của thế giới.

Lý do vì đây là một thể loại không chỉ Park Chan-wook thấy thú vị mà còn vô số những nhà làm phim khác, nổi bật hơn cả là Kim Ji-woon, với bộ phim kinh dị đầu tay A Tale of Two Sisters cũng có mặt trong danh sách này. Bậc thầy của các thể loại Kim thực hiện một bộ phim trả thù giật gân cũng ghê tởm, khéo léo và gây khó chịu một cách sáng tạo trong các cảnh bạo lực không kém gì Oldboy và sự so sánh còn hợp lí hơn nữa khi nó cũng có sự tham gia của ngôi sao của Oldboy Choi Min-sik. Nhưng trong bộ phim này Choi không thủ vai người đi trả thù, mà là đối tượng của nó, một tên hiếp dâm hàng loạt điên loạn, vô lương tâm và một kẻ giết người, trở thành con mồi của người bạn trai (Lee Byung-hun) của một trong những nạn nhân của hắn ta. Bộ phim có rất nhiều cảnh máu me, và hình ảnh tội ác của tên giết người đối với những phụ nữ khiến trải nghiệm xem phim trở nên khó chịu vô cùng.

Thế nhưng có một nỗi buồn trầm ngâm chảy qua trong bộ phim bên cạnh những sự đổ máu và thù ghét đối với phụ nữ, kết hợp với tầm nhìn của Kim trong việc sắp đặt bố cục và màu sắc đáng kinh ngạc, đã giải cứu câu chuyện ghê tởm và dâm ô này khỏi sự trần trụi của nó. Thế nhưng bộ phim cũng chính là như vậy. Theo sau sự sụp đổ của người bạn trai đến một mức độ điên rồ không kém gì tên sát nhân trong công cuộc trả thù điên cuồng, vô ích và cuối cùng là phản tác dụng, những yếu tố ghê tởm trong bộ phim là không thể chê vào đâu được, thế nhưng chính sự thể hiện bao quát và sắc sảo của sự vô ích trong việc trả thù, và quyền năng không thể chinh phục được của cái ác so với cái thiện mới để lại một ấn tượng lạnh sống lưng và nhớ mãi.

9. Poetry (2010)

Có nhận thức về xã hội và giàu tính người như cách mà những người đồng nghiệp của ông hay tập trung vào phong cách và định hướng theo thể loại, Lee Chang-dong có lẽ là một người hướng nội (về mặt điện ảnh) trong số họ. Nhưng sau khi trở thành người tiên phong trong Làn Sóng Mới với Peppermint Candy, bộ phim về một người đàn ông tự vẫn được kể theo trình tự thời gian đảo ngược nhiều năm trước khi Memento và Irreversible thực hiện điều tương tự, Lee đã khẳng định chỗ đứng của mình khi ta có thể thấy sự trưởng thành và sự nhạy cảm với tư cách là một nhà làm phim qua từng tác phẩm của ông. Trong khi Oasis vào 2002 đã được giới phê bình đánh giá cao nhất với sự thể hiện không sợ hãi mối quan hệ giữa một người đàn ông không ổn định về mặt tinh thần và xã hội với một người phụ nữ mắc bệnh bại não, và Secret Sunshine vào 2007 nếu có bất cứ điều gì đi xa hơn một cuộc giám định pháp y về sự sụp đổ tinh thần, chính Poetry mới là tác phẩm đã xé toang tâm hồn của người viết.

Một tuyệt phẩm ít được để ý đến về sự đồng cảm tinh tế và đau đớn, bộ phim xoay quanh Người bà Mija (Yun Jeong-hie xinh đẹp) có người cháu trai bằng cách nào đó dính líu đến việc tự tử của một cô gái địa phương. Cuộc sống của một Mija đang già đi bắt đầu hé lộ và bà gặp khó khăn trong việc phân biệt phải trái khi bà phát hiện bản thân bắt đầu quên đi nhiều thứ - thậm chí là những từ ngữ, một thứ mà bà cần để hoàn thành một bài tập trong lớp học thơ của bà. Đó là một bộ phim với sự dịu dàng, tính chân thật được quan sát một cách tinh tế từ phần mở đầu chậm rãi cho đến đoạn cao trào gây cảm động không thể tin được, xảy ra ở một trong những trận đánh cầu lông đau lòng nhất trong lịch sử điện ảnh. Và màn trình diễn chính của bộ phim là một kỳ quan của riêng nó; Mija thuộc một tầng lớp xã hội và độ tuổi khiến bà khó trở thành trọng tâm của bộ phim, thế nhưng Yun thủ vai nhân vật này một cách đáng nhớ với tư cách là một người phụ nữ chiến đấu với sự lãng quên đang lấn chiếm và tuổi già, cho dù bản thân bà có cảm giác đang trôi dần đi. Đôi khi các bộ phim thuộc làn sóng Hàn tìm thấy điểm tương đồng ở những nền điện ảnh châu Á khác: đó là lời khen tuyệt vời nhất mà người viết có thể tặng cho Poetry khi bộ phim phần lớn gợi nhắc tới vị đạo diễn người Nhật Ozu Yasujirō.

10. Nobody’s Daughter Haewon (2013)

Một khi bạn đã xem một bộ phim của Hong Sang-soo, bạn đã nhìn thấy được tất cả. Đó có thể là một cách không phù hợp và không trung thực khi nói về vị đạo diễn này, thế nhưng cũng không sai khi ta nhìn dưới góc độ đó: các bộ phim của ông (tuy không được chiếu rộng rãi ở nước Mĩ, thế nhưng lại được các liên hoan phim rất yêu thích) đôi lúc cảm giác như những biến thể khác nhau của cùng một chủ đề, thường đương đầu với những vấn đề như sự mất kết nối, chỉ quan tâm đến bản thân và sự xa lánh, sở hữu cấu trúc phim có thể đánh lừa khán giả và những yếu tố hay xuất hiện như một nhân vật là đạo diễn phim. Nhưng những điều này lại bổ sung vào bộ sưu tập càng trở nên đáng nhớ và hấp dẫn của ông, cùng lúc dễ tiếp cận nhưng cũng hơi khó chịu khi xem.

Nhân vật Haewon (Jung Eun-chae) bị bỏ lại một mình ở Seoul: cha của cô (có vẻ như không phải người Hàn Quốc) chẳng bao giờ xuất hiện, và mẹ của cô chuyển đến Canada ở phần mở đầu của bộ phim sau một bữa ăn tối cùng nhau cuối cùng. Cô cũng vừa mới chia tay với người giáo sư dạy về phim của cô (Lee Sun-kyun), một đạo diễn phim, và những rạn nứt của cuộc chia tay đó cứ tiếp diễn theo bộ phim. Những người mong muốn một sự tập trung nhất định vào cốt truyện sẽ không bao giờ yêu quý Hong (mặc cho sự vui đùa trong cách kể chuyện của ông), thế nhưng đơn giản là không có ai khác ở Hàn Quốc, hay ở phần còn lại của điện ảnh thế giới là giống với ông cả. Nobody’s Daughter Haewon, như những bộ phim khác của Hong, sở hữu một nhịp điệu độc nhất - cụ thể, tác phẩm này cuối cùng có cảm giác như trạng thái giữa khi đang mơ và thức tỉnh, trạng thái mà Haewon đã ở trong phần lớn thời lượng của bộ phim. Và nó cũng hay hơn sau khi xem lại nhiều lần, thoạt nhìn có vẻ đơn giản nhưng sau đó chuyển mình thành một cái nhìn phong phú và phức tạp đối với cái chết, lịch sử tự lặp lại chính nó và bản chất của một mái ấm. Có thể nói, Nobody’s Daughter Haewon chính là một trong những tác phẩm mê hoặc nhất của điện ảnh đương đại.

Nguồn: The Playlist