Gã Hề Ma Quái 2 và 31 Easter Eggs có thể bạn đã bỏ lỡ
Phim Kinh Dị · Tin điện ảnh · Ivy_Trat ·
Bạn có nhận ra 31 Easter Eggs này trong Gã Hề Ma Quái 2?
Kéo xuống để xem tiếp
Gã Hề Ma Quái 2 có thể là bộ phim chuyển thể tham vọng nhất trong số tất cả các dự án điện ảnh lấy cảm hứng từ những ý tưởng độc đáo của nhà văn Stephen King. Tháng 9 này, đạo diễn Andy Muschietti đem hành trình của nhóm The Loser Club (Hội Thất Bại) đến hồi kết sau trận đối đấu cuối cùng với Hề Pennywise/It (Nó), kẻ đã đem tai ương đến thị trấn Derry, Maine hàng thế kỷ, đồng thời là kẻ phản diện khủng khiếp nhất King từng tạo ra.
Gã Hề Ma Quái 2 không chỉ đem lại những thước phim kinh dị, hành động đan xen tình cảm mà còn ẩn dấu nhiều chi tiết khơi gợi những sự kiện có thật, những tác phẩm khác của King, những chi tiết đáng nhớ của những bộ phim kinh dị kinh điển khác, và tất nhiên, các chi tiết khác biệt giữa phim ảnh và nguyên tác tiểu thuyết. Dưới đây là những Easter Eggs ẩn chứa trong phim được khán giả tinh mắt nhận ra được.
1. Hình ảnh cây cầu, cống rãnh trong Derry
Thực thể It được Stephen King tạo nên dựa vào câu truyện cổ tích Nauy The Three Billy Goats Gruff (Tạm dịch: Ba Chú Dê Xù Xì). Truyện kể về ba chú dê đã lừa một con quỷ lùn hay chặn người qua cầu. King viết trên trang web của ông: “Tôi tưởng tượng cây cầu (trong truyện) là thành phố, nếu có gì đó dưới nó. Cái gì hay ở dưới lòng phố? Đường hầm, cống rãnh…Tôi nghĩ đến câu câu truyện có thể lấy bối cảnh như vậy; cách nó có thể tạo ra hiệu ứng dây chuyền, đan xen vào câu truyện của những đứa trẻ và người chúng trở thành sau này. Nhiều lúc, vào mùa hè năm 1981, tôi nhận ra mình phải viết về con quỷ lùn sống dưới gầm cầu – It – hoặc là bỏ nó luôn.”
2. Thị trấn Derry, Maine
Derry là thị trấn rùng rợn nhất trong vũ trụ Stephen King, bên cạnh những nơi khác như Castle Rock, Jerusalem’s Lot, Ludlow. Thị trấn xuất hiện khá nhiều lần trong những tác phẩm khác ngoài cuốn tiểu thuyết It, gồm Insomnia, Bag of Bone, Dreamcatcher, 11/22/63.
Thị trấn Derry được nhà văn tạo dựng theo thị trấn quê hương Bangor, Maine của chính ông, dù khi bắt tay vào ý tưởng về Derry, ông đang sống ở Boulder, Colorado (Mỹ). Ông trả lời phỏng vấn với tờ Bangor Daily News: “Tôi, vợ và lũ trẻ sống ở Boulder được một năm khi tôi nảy ra ý tưởng sơ khai cho Derry. Tôi muốn viết về một thị trấn bị ám bởi các một vật thể vũ trụ quỷ quyệt đến đó trước trăm năm.”
3. Con rạch Derry (Derry Canal)
Nếu có dịp đến thị trấn Bangor, bạn có thể ghé thăm Rạch Kenduskeag Stream ở đây. Con kênh này chảy xuyên qua thị trấn và là hình mẫu của Rạch Derry trong phim. Một hình ảnh khác được dựa trên con rạch này cũng đã xuất hiện ở bộ phim truyền hình Castle Rock.
4. Những cái cống
Gã Hề Ma Quái 2 cũng tái hiện phân cảnh xả lũ nơi cống ngầm – cũng là nơi Geogie gặp nạn. Phân cảnh này được lấy cảm hứng từ chính quá trình xả cống ở Bangor. Nhiều năm liền, cảnh tượng trên đường Jackon giao với Union St. đã trở thành một địa điểm thu hút người hâm mộ của Stephen King (còn được biết đến là hội Constant Reader).
5. Cảnh mở đầu
Bộ phim mở đầu bằng cái chết đầy bạo lực của một người đàn ông đồng tính tên Adrian Mellon (Xavier Dolan) dưới tay một nhóm thanh niên kì thị người đồng tính. Sự kiện đau lòng trên được dựa trên một vụ án tương tự của Charles O. Howard vào năm 1984. Howard bị đánh đập và ném xuống con sông chảy qua cầu State Street ở Bangor.
6. Peter Bogdanovich
Gã Hề Ma Quái 2 mô tả phiên bản người lớn của cậu bé Billie Denbrough (do James McAvoy thủ vai) đang làm chỉnh sửa kịch bản cho một bộ phim do vợ anh đóng chính. Bộ phim hư cấu lại được chính đạo diễn Peter Bogdanovich chỉ đạo. Điều thú vị là đạo diễn này chỉ đạo duy nhất đúng 1 vở kịch trong suốt 15 năm qua.
7. Nhà văn Billie Denbrough
Không có gì ngạc nhiên khi Billie lại trở thành nhà văn khi đã trưởng thành. King luôn có sở thích “hành hạ” các nhà văn có quá khứ đau khổ và che giấu bí mật trong những cuốn sách của ông. Bên cạnh Billie, những nhà văn hư cấu khác đã phải trải qua khổ ải dưới tay King còn có: Thad Beaumont trong The Dark Half, Mort Rainey trong Secret Window, Secret Garden, Paul Sheldon trong Misery, Ben Mears trong Salem’s Lot, và Jack Torrance trong The Shining.
8. “Tôi không thích đoạn kết”
Câu nói mỉa này được King nói ra khi giữ một vai cameo trong Gã Hề Ma Quái 2. Câu nói thực chất là lời các độc giả và nhà phê bình văn học hay dành cho Stephen King nhất. Vì một lẽ, những cuốn sách của ông có thể được gọi là kiệt tác ở đoạn mở đầu và cao trào, nhưng chúng chưa từng được kết thúc xứng tầm. Điển hình là những cái kết ở 2 cuốn sách The Dark Tower và The Stand đã gặp chỉ trích trong nhiều năm tiếp đó.
It cũng không thoát khỏi số phận có cái kết bị chỉ trích dữ dội. Xét đến cái kết của Gã Hề Ma Quái 2, bộ phim dường như là hiện thân của lời phê bình gay gắt mà đạo diễn Muschetti và nhà biên kịch Gary Dauberman dành cho Stephen King và cuốn sách cùng tên của ông.
9. James McAvoy
Trong cuốn sách về tên hề ma quỷ, có chi tiết mô tả Billie với bề ngoài “ấm áp” và bị hói đầu. Tuy nhiên, diễn viên James McAvoy lại quá đẹp trai để phù hợp với những mô tả trên. Dĩ nhiên, Muschietti đã chọn giữ lại vẻ “nóng bỏng” cho McAvoy.
10. Audra
Audra là vợ của Billie. Cô được giới thiệu vào khoản đầu của phim. Trái ngược với sự góp mặt ít ỏi trên màn ảnh, Audra giữ vai trò quan trọng trong nguyên tác tiểu thuyết.
Trong tuyện, Billie đang chỉnh sửa bộ phim do cô đóng chính như một cử chỉ để hàn gắn hôn nhân của cả hai. Audra cũng vì thế mà theo anh đến Derry, nhất là khi anh bắt đầu lẩm bẩm về người em trai đã chết mà cô chưa từng nghe đến trước đây. Audra bị Nó bắt cóc và bắt cô nhìn Ánh sáng Chết.
Ở phần 1, theo nguyên tác, Beverly thì chưa từng nhìn vào Ánh sáng Chết, nhưng lên phim lại trái ngược.
11. Tom Rogan
Tương tự Audra, người chồng của nhân vật Beverly cũng có vai trò quan trọng trong nguyên tác nhưng phiên bản điện ảnh lại quyết định không khai thác nhân vật này.
Ở nguyên tác, Tom vẫn là người chồng bạo hành Bev trong nhiều năm. Khi cô quay về Derry, hắn đã bám theo nhằm mưu sát vợ mình. Về sau, hắn bị Pennywise kiểm soát và trở thành tay sai cho tên hề sau cái chết của Henry Bowers. Tom gặp kết cục cuối cùng khi nhìn vào Ánh sáng Chết.
12. Nghề nghiệp của hội The Losers’ Club
Hầu hết các nghề nghiệp của hội Losers đều được giữ nguyên, chỉ trừ Eddie và Richie. Trên phim, khán giả được thấy Eddie đang lái một chiếc xe đắt tiền đến công ty khi nhận được cuộc gọi của Mike. Mặc dù anh đã khẳng định mình là một nhà phân tích rủi ro, chiếc xe là chi tiết ám chỉ phiên bản Eddie trong nguyên tác sở hữu một công ty cho thuê limo uy tín.
Về phần Richie, mặc dù trong phim anh là một diễn viên hài ở Los Angeles, theo tiểu thuyết, nhân vật này thực chất là một DJ có tiếng sống ở Beverly Hill. Ngoài ra, các chi tiết trên phim còn ám chỉ anh là người đồng tính. Trong khi theo đúng nguyên tác, những chi tiết này không tồn tại.
13. Vai cameo của Stephen King
Vai cameo của Stephen King – một chủ cửa hàng cầm đồ - không phải là vai diễn duy nhất của ông. Nhà văn đã có nhiều lần xuất hiện trong các dự án điện ảnh dựa trên các cuốn sách của mình. Lần nổi tiếng nhất có lẽ là khi ông vào vai Jordy Verrill trong bộ phim Creepshow của đạo diễn George A. Romero.
14. Chiếc xe đạp Silver
Khi bước vào cửa hàng của King, Billie đã mua lại chiếc xe đạp Silver mà anh sở hữu hồi còn nhỏ. Chiếc xe đạp có vai trò khá quan trọng trong tiểu thuyết. Silver được làm bằng kim loại. Đây cũng là điểm yếu lớn của thực thể quái vật Nó. Trong phim, câu thoại “Beat the devil” (đánh bại cả ác quỷ) của Bill nhằm ám chỉ điều này.
Tương tự, câu thoại “Hi ho, Silver, away!” (Đi nào Silver, thật xa!) của anh nhằm liên tưởng đến nhân vật văn học Lone Ranger. Con ngựa của anh ta tên là Silver.
15. Rạp chiếu phim Capitol
Khi Richie bước vào rạp chiếu phim bỏ hoang nhiều năm ở Derry, trên một bức tường có dán một tấm poster của bộ phim hài You’ve Got Mail (1998) có sự góp mặt cả Tom Hank và Meg Ryan. Điều này giải thích cho người xem thời gian trong phim. Rạp chiếu phim Capitol đóng cửa vào những năm 90, do sự xuất hiện của nhiều loại hình giải trí mới. Đây còn là lời gợi nhắc những rạp chiếu phim kiểu cũ đang chết dần do sự xuất hiện của các chuỗi rạp lớn hơn và các dịch vụ streaming vào những năm gần đây.
Cả hai phần phim của It đều được quay tại Port Hope, Canada, thị trấn quê hương của Rạp chiếu phim Capitol, nơi rạp chiếu vẫn còn mở cửa đến hôm nay.
16. I Was a Teenage Werewolf (1957)
Phân cảnh Richie đang chơi đùa tại rạp chiếu phim với Beverly, và Ben là lúc họ đang đi coi bộ phim I Was a Teenage Werewolf được ra đời vào năm 1957. Khung cảnh này cũng để gơi nhắc khán giả về dòng thời gian trong phim. Cụ thể là thời điểm cả ba nhân vật đi chơi với nhau.
17. Street Fighter, Rampage, Mortal Kombat
Trong phân cảnh Richie (lúc nhỏ) chơi trò Street Fighter trong rạp phim Capitol, đây là giai đoạn dánh dấu sự phát triển của trò chơi – năm 1987. Bên cạnh Street Fighter, người xem còn thấy máy chò trơi của Rampage và Mortal Kombat.
Điều thú vị là Mortal Kombat ra đời vào năm 1992. Sự bất thường này có lẽ là ý đồ của Warner Bros. Hãng phim đang lên kế hoạch chuyển thể Mortal Kombat, và đã từng chuyển thể Rampage thành phim. Nên đây có thể là một chiêu PR trá hình.
18. A Nightmare on Elm Street 5: The Dream Child
Chi tiết A Nightmare on Elm Street 5: The Dream Child ám chỉ thời gian trong Gã Hề Ma Quái 2.
Bộ phim trên ra rạp vào ngày 11.08.1989 trước sự rẻ rúng của giới phê bình lẫn người xem. Phản ứng tiêu cực đã khiến studio New Line (đồng thời là studio tạo ra It) chấm dứt thương hiệu Freddy Krueger với phần phim cuối cùng vào 1991, cho đến khi Wes Craven hồi sinh thương hiệu vào 1994.
Thật là trùng hợp khi Freddy Krueger cũng có khả năng tương đồng với Pennywise. Cả hai đều sống nhờ nỗi sợ và có thể hiện thực hóa nối sợ hãi đó của nạn nhân. Chưa dùng lại ở đó, Stephen King mất đến 5 năm để hoàn thành tiểu thuyết It (1981-1986). Trong thời gian đó, hình tượng một con quái vật tương tự như đứa con tinh thần của ông lại liên tục xuất hiện trên màn bạc. Quả là một cảm giác khó chịu cho Stephen King.
19. Bức tượng khổng lồ
Bức tượng khổng lồ Paul Bunyan đã tấn công Richie là một bức tượng có thật ở công viên Bass, Bangor. Theo nguyên tác, bức tượng tấn công đã tấn công một Richie trưởng thành thay vì xuất hiện trong cảnh hồi tưởng.
20. Ngôi nhà quái quỷ
Khi Beverly về lại căn hộ thơ ấu, cô đã phải đương đầu với thế lực ma quỷ của Pennywise. Trong tiểu thuyết, phân cảnh này diễn ra ở một ngôi nhà, thay vì là căn hộ, với tạo hình tương tự như căn nhà trong truyện dân gian Hansel and Grettel. Về sau, nó biến thành một căn nhà kẹo đang tan chảy và người đàn bà thì hiện thân thành mụ phù thủy.
21. The Shining
Phần 2 của It chứa đựng nhiều chi tiết gợi nhắc về kiệt tác kinh dị The Shinning. Đó là chi tiết nhà vệ sinh tran ngập máu và khi Bower lặp lại câu thoại kinh điển “Here Johnny!” (Johnny đến đây!)
22. Carrie (1976)
Cảnh Beverly chìm trong máu gợi nhắc về phim kinh dị Carrie (1976).
23. Hình tượng con rùa
Hình ảnh chú rùa xuất hiện ở cả 2 phần phim It. Đây là chi tiết liên quan đến Macroverse. 2 phần phim đã không khai thác hình tượng này. Nhưng trong nguyên tác tiểu thuyết, chú rùa này có vai trò hết sức quan trọng.
Lần đầu tiên hội bạn của Bill đối mặt với Pennywise, Billie đã được thần rùa Maturin giúp đỡ. Maturin là thiên địch của thực thể mà chúng ta gọi là Nó. Trong một cơn đau bụng, Maturin đã nôn ra vũ trụ của loài người.
24. Ben vs Pennywise
Ben cũng bị Pennywise tấn công khi còn nhỏ. Tên hề đã giả dạng thành Beverly hù dọa Ben. Tuy nhiên, phân cảnh này không lấy cảm hứng từ những trang sách của King, mà đến từ miniseries It ở năm 1990, với có một chi tiết khác biệt nho nhỏ. Ben trong màn hù dọa 1990 là Ben đã trưởng thành.
25. Eddie vs Henry Bowers
Henry tấn công Eddie ở cả hai phiên bản điện ảnh và tiểu thuyết. Tuy nhiên, trong tiểu thuyết, Eddie bị gãy tay trong trận hành hung, thay vì bị dao đâm vào mặt, và giết chết kẻ tấn công thay vì Richie.
26. Nguồn gốc của Nó
Gã Hề Ma Quái 2 không tiết lộ nhiều về nguồn gốc của Nó. Tuy nhiên, bộ phim cũng gợi ý nguồn gốc ngoài hành tinh của thực thể này. Nó là thực thể đến từ vũ trụ Macroverse – một khoảng không hỗn độn bao xung quanh vũ trụ của chúng ta. Nó sống nhờ nỗi sợ, có khả năng biến hình và sử dụng Ánh sáng Chết, cũng là một dạng năng lượng trong Macroverse, để kiểm soát tâm trí nạn nhân.
27. “Nhện” Stanley
Trong trường đoạn cao trào ở nhà trên đường Neibolt, The Losers’ Club bị tách ra. Bill, Richie, và Eddie phải đối mặt với Nó trong dạng cái đầu tách rời của Stan Theo nguyên tác, phân cảnh này diễn ra sớm hơn và diễn ra ở thư viện. Cảnh tượng những chân nhện mọc ra từ đầu Stanley dựa trên một bộ phim The Thing của John Carpenter. Câu thoại “You’ve gotta’ be fucking kidding me!” (Đùa tôi chắc!) được chính diễn viên Bill Hader (Richie) thêm vào.
28. Hình dạng thật của Nó
Hình dạng con nhện to bằng đứa trẻ ở cuối phim được tạo dựng để tỏ lòng kính trọng với cái kết nguyên tác của King. Trong cái kết ở tiểu thuyết, Nó hiện nguyên hình là một sinh vật giống nhện có kích thước khổng lồ. Nó cũng sinh sản trước đó và số trứng đã bị Ben phá hủy. Ở phiên bản điện ảnh, “Nhện” Pennywise mang dáng dấp huyền bí hơn so với truyện.
29. Nghi lễ của Chud
Trong Gã Hề Ma Quái 2, nghi lễ của Chud được Mike Hanlon phát hiện ra. Trong tiểu thuyết, người khám phá nó là Ben khi anh còn là một đứa trẻ. Nghi lễ trong tiểu thuyết không chỉ phức tạp mà còn khó hiểu hơn. Nó bắt người thực hiện bước vào một cuộc đấu trí nơi họ phải cắn đứt lưỡi của Nó và sử dụng quyền năng của Macroverse.
Ngay cả cách các nhân vật tìm ra nghi lễ cũng rất khác tiểu thuyết. Trong sách, hội bạn The Losers’ Club muốn thử nghiệm xây dựng một căn chòi hút thuốc kiểu người Mỹ bản xứ hay làm ở chỗ họ hay tụ tập. Là người trụ được lâu nhất trong chòi, Richie và Mike đã thấy được viễn cảnh Nó đặt chân đến Trái Đất. Bộ phim đã giảm bớt mức độ nhạy cảm chủng tộc của phân cảnh này bằng cách cho Mike đi tìm sự giúp đỡ của một dân tộc bản địa từng sống hàng ngàn năm ở nơi sau này sẽ trở thành Derry.
30. Cái chết của Eddie
Ở trận chiến cuối cùng, Eddie là thành viên thứ hai ra đi. Anh đã chết sau khi giải cứu Richie khỏi Ánh sáng Chết và bị Nó đâm trọng thương. Tuy nhiên, cái chết của Eddie trong nguyên tác khá khác biệt.
Khi hội The Loser Club đến hang ổ của Nó, họ phát hiện Nó đang nuôi dưỡng những quả trứng. Eddie đã ở lại đối đầu với Nó để Ben và những người khác có thể phá hủy ổ trứng. Rốt cuộc, Nó đã cắn đứt cánh tay của Eddie. Anh ra đi trong vòng tay của nhóm bạn thân.
31. Đoạn kết
Cuộc chiến cuối cùng của phim lẽ ra đã không có mặt của Mike nếu Muschietti quyết định trung thành với nguyên tác. Trong truyện, Mike sẽ không đối mặt với Nó vì anh đang nằm viện điều trị vết thương sau cuộc đụng độ với Henry Bowers.
Một chi tiết nữa đạo diễn Muschietti đã thay đổi là ông đã cho ngôi nhà trên phố Neibolt sụp đổ thay vì cả thị trấn. Theo sách, sau khi Nó chết, một cơn bão khủng khiếp kéo về Derry để rửa sạch những ảnh hưởng siêu nhiên mà Nó đã gây, cùng với sự dung túng của người dân nơi đây, trong hàng thế kỷ - một sự kiện mang tầm vóc của Chúa trời.
Nguồn: Den of Geek