Liệu The Hunger Games có thể vượt qua cạm bẫy mang tên phần tiền truyện của Hollywood?
Tin điện ảnh · VLynd ·
Hunger Games tiền truyện sẽ có một lợi thế mà Fantastic Beasts không có, đó là có nguồn chất liệu từ tiểu thuyết mà thu hút lượng khán giả chắc chắn khi phim ra mắt.
Trước khi khán giả bắt đầu có dấu hiệu ngán ngẩm với các phần tiếp theo (sequel) thì từ lâu, Hollywood đã rục rịch chuẩn bị sẵn các phần tiền truyện (prequel) để tiếp tục vắt sữa các thương hiệu đang ăn nên làm ra. Cách đây không lâu, thương hiệu Hunger Games (Đấu Trường Sinh Tử) đã được công bố sẽ được khai thác các phần tiền truyện, dựa trên bộ ba tiểu thuyết của Suzanne Collins cùng 4 phần phim do Jennifer Lawrence đóng vai chính. Tin tức này không khiến khán giả ngạc nhiên hay thích thú gì vì Lionsgate đã có nhiều kế hoạch, thảo luận cho các phần spin-off lẫn tiền truyện.
Tuy phần phim cuối cùng có doanh thu phòng vé sụt giảm so với mong đợi, điều đó cũng có thể đoán trước khi quyết định tách cuốn tiểu thuyết cuối thành 2 phần phim một cách không cần thiết, thì cả thương hiệu The Hunger Games vẫn thu về tận $2,970 tỉ trên toàn cầu. Mặc cho bộ tiểu thuyết hay các loạt phim chưa đủ sức hấp dẫn về lâu về dài như các hiện tượng dành cho khán giả trẻ như Harry Potter, nhà văn Collins vẫn sở hữu một lượng người hâm mộ đáng kể và đang chờ bộ tiểu thuyết tiền truyện mà bà chuẩn bị phát hành vào tháng 5.2020. Dĩ nhiên Lionsgate không từ bỏ kế hoạch chuyển thể thành phim và hợp tác cùng Collins.
Cơn cám dỗ mang tên phần tiền truyện hoàn toàn không dễ ăn, những gương mặt lão làng như George Lucas, Peter Jackson, Ridley Scott và J.K. Rowling đều là ví dụ rõ ràng. Những phần tiền truyện ngày càng có sức hút không kém gì những phần hậu truyện, nhưng con đường để đạt đến thành công như các phần hậu truyện không phải lúc nào cũng trải hoa hồng.
Những phần tiền truyện trong một thương hiệu thường không được mong đợi nhiều, vì chúng thường thiếu sự công nhận từ người hâm mộ. Liệu có bạn nào sẵn sàng xem lại một phim Scorpion King (Vua Bọ Cạp) khác không? Trong lịch sử điện ảnh không thiếu những phần tiền truyện thành công như The Golem: How He Came Into the World (1920) và The Seventh Victim (1943), chủ yếu là thể loại kinh dị mà chúng ta vẫn chứng kiến chúng ăn nên làm ra trong thời buổi hiện nay.
Một số bộ phim như Butch and Sundance: The Early Days (1979) và Zulu Dawn (1979) dù bị đánh giá thấp nhưng vẫn giải trí phần nào, dựa trên những gì được đưa vào khâu sản xuất thì các phần tiền truyện lại là phương tiện ít kể truyện hơn. Đôi lúc vẫn có những ngoại lệ như The Good, the Bad and the Ugly (1966) và Indiana Jones and the Temple of Doom (1984) đóng vai trò cung cấp thông tin và khiến người xem mất cảnh giác. Nhưng dù muốn dù không, ngoài thể loại kinh dị và phim truyền hình, các phần tiền truyện thường chật vật tìm chỗ đứng, trừ khi chúng có yếu tố thu hút khôn ngoan, hay sẵn sàng cung cấp những thứ mới mẻ bên cạnh những điều khán giả đã biết, chẳng hạn như Escape from the Planet of the Apes (1971) và Conquest of the Planet of the Apes (1972), hay bộ phim được nhận giải Oscar Phim hay nhất The Godfather Part II (1974) của Francis Ford Coppola.
Sự cân nhắc của Hollywood về các phần tiền truyện đã thay đổi từ 3 phần Star Wars tiền truyện của George Lucas gồm The Phantom Menace (1999), Attack of the Clones (2002) và Revenge of the Sith (2005). Mặc cho giới phê bình và khán giả tranh cãi, chúng vẫn được công nhận mà phần lớn nằm ở khoảng doanh thu. Sau sự trỗi dậy của 3 phần Star Wars tiền truyện, một loạt phim truyền hình khác đua nhau khai thác những gì có sẵn như Smallville, Star Trek: Enterprise, Red Dragon (2002), Dumb and Dumberer: When Harry Met Lloyd (2003), Dirty Dancing: Havana Nights (2004) và Carlito’s Way: Rise to Power (2005). Thành công của chúng, trừ Smallville hơi yểu mệnh, giúp các hãng phim có thể tiền truyện hoá những tài sản đồ sộ của họ.
Những hiện tượng tiền truyện hậu Star Wars mãi đến sau này mới lộ diện, chẳng hạn như The Hobbit Trilogy, Prometheus, Alien: Covenant và Fantastic Beasts, chúng có cơ cấu tương tự như 3 phần Star Wars. Bên cạnh đó, cũng có một số phim reboot được đánh dấu là phần tiền truyện như Star Trek (2009), X-Men: First Class (2011) và Bumblebee (2018); hay phần tiền truyện tiếp nối phần tiếp theo như The Fast and Furious: Tokyo Drift (2006) đều được bảo chứng từ góc nhìn quảng bá hiện đại, nhưng hầu hết phần tiền truyện thường các thương hiệu lớn đều không chiếm được tình cảm của những phần phim gốc.
The Hobbit: The Battle of Five Armies (Trận Chiến Năm Cánh Quân) thu về gần $1 tỉ nhưng lại không được mổ xẻ, bàn tán nhiều bằng trilogy Lord of the Rings (Chúa Tể Những Chiếc Nhẫn) của chính đạo diễn Jackson. Alien: Covenant (Quái Vật Không Gian) được xem như một nỗi thất bại ở doanh thu phòng vé khi thu về $240 triệu trên toàn cầu. Mặc cho Covenant lẫn Prometheus (2012) đều là những phần mở rộng của Alien (1979) nhưng khán giả vẫn khao khát một phần reboot hoặc tiếp theo mà có liên kết với Aliens (1986). Solo: A Star Wars Story (Solo: Star Wars Ngoại Truyện) hồi năm 2018 là bộ phim đầu tiên thuộc thương hiệu Star Wars có doanh thu phòng vé đáng thất vọng khi chỉ thu về vỏn vẹn $392 triệu trên toàn cầu. Với $653 triệu, Fantastic Beasts: The Crimes of Grindlewald (Sinh Vật Huyền Bí: Tội Ác Của Grindlewald) là một kết quả doanh thu phòng vé đáng quan ngại cho loạt phim gồm 5 phần, với lợi nhuận từ những phần sau có nguy cơ giảm dần.
Cách đây không lâu, chúng ta có Dark Phoenix (Phượng Hoàng Bóng Tối) đầy thất vọng từ ý kiến đến doanh thu. Luôn có một phần vốn để thực hiện các phần tiền truyện nhưng không phải số tiền đầu tư cao vào những bom tấn này sẽ giảm thiểu được rủi ro. Trong khi các hãng phim hiện đang tiêu tiền một cách hiệu quả vào những phim kinh dị tiền truyện như Final Destination 5 (2011), Paranormal Activity 3 (2011), Ouija: Origin of Evil (2016), Annabelle: Creation (2017) và The Nun (2018); hay dễ dàng phủi sạch những phim không thu hút được khán giả như The Thing (2011) và Leatherface (2017). Những phần tiền truyện mà không gầy dựng được lòng tin lẫn sự thoải mái cho khán giả khi hứa hẹn mang lại điều gì đó mới mẻ chẳng khác nào xây ngôi nhà trên phần móng không ổn định.
Với một phần tiền truyện hiệu quả, nó thường phải cung cấp được thông tin gì mới, hoặc khiến khán giả như đang thưởng thức một phần hậu truyện theo cách khác, tái hiện lại câu truyện và nhân vật. Phải có yếu tố gây hứng thú để lôi kéo khán giả vô một câu truyện mà họ đã biết kết cục. Khi thế giới càng được mở rộng thì càng có nhiều cơ hội để gặt hái thành công, nhưng một thế giới rộng mở như Star Wars cũng bị sẩy chân với Solo thì không có điều gì có thể đảm bảo. Việc công bố Hunger Games tiền truyện diễn ra ngay sau thời điểm Game of Thrones tiền truyện và Black Widow lấy bối cảnh tiền truyện. Dựa trên những phản ứng từ Fantastic Beasts, mùa phim cuối của Game of Thrones và Avengers: Endgame thì các phần tiền truyện có phần đảm bảo thành công hơn.
Hunger Games tiền truyện sẽ có một lợi thế mà Fantastic Beasts không có, đó là có nguồn chất liệu từ tiểu thuyết mà thu hút lượng khán giả chắc chắn khi phim ra mắt. Đối với những khán giả chưa đọc tiểu thuyết, thì cũng khó nắm bắt được một Panem qua 3 cuốn sách của Collins hay 4 phần phim điện ảnh. Phần tiền truyện lấy bối cảnh 64 năm trước Hunger Games và không nhất thiết phải có sự góp mặt của những gương mặt quen thuộc như Star Wars và Fantastic Beasts gặp phải. Vậy thì đâu là yếu tố bất ngờ? Các chính trị gia? Hay sự trở mặt lẫn nhau? Cuộc chiến khắc nghiệt mà nơi đó vẫn tồn tại hy vọng?
Có những yếu tố đã được khai thác nhưng vẫn có một vài cú twist hấp dẫn, quá ít yếu tố để quyến rũ người xem ra rạp vì 1 thương hiệu đã gây chú ý suốt 5 năm trời, và càng khó trở thành một hiện tượng văn hoá. Lionsgate có thể moi tiền khán giả bằng cách khiến họ cảm thấy khác biệt khi phim chiếu, nhưng hiện tại, nhìn lại lịch sử tiền truyện, thì chúc họ may mắn vậy.
Hướng đi nào cho tiền truyện của The Hunger Games?
The Hunger Games sẽ có một phần tiền truyện, vậy tiền truyện đó sẽ đi theo hướng nào?
Nguồn: THR