Nguồn gốc của nhạc phim kinh dị Dies Irae

Góc Nghệ Thuật · Tin điện ảnh · LaRoma ·

Dies Irae là những nốt nhạc xuất hiện trong phim kinh dị The Shining cũng như nhiều cảnh bi thương khác, hãy cùng Moveek tìm hiểu về giai điệu này nhé.

Bạn có nhớ khi Mufasa bị đẩy từ trên cao xuống sau khi cứu con trai? Hay khi hai người cô chú của Luke Skywalker bị sát hại? Hay khi Geogre Bailey nhận ra anh không thể tiếp tục cuộc sống này được nữa? Hay đoạn mở đầu bộ phim The Shining dựa trên tác phẩm cùng tên của Stephen King? Đó đều là những cảnh hết sức ấn tượng trong lịch sử điện ảnh, và chúng có một điểm chung rất thú vị.

Những nốt nhạc giống nhau trong điện ảnh

Nếu để ý thật kỹ, bạn sẽ nghe được ở video trên có chứa những nốt nhạc giống nhau, xuất hiện ở khắp mọi nơi. Những nốt nhạc đó không chỉ phổ biến trong phim kinh dị, mà còn có mặt trong những bộ phim hoạt hình, viễn tưởng, trinh thám và thậm chí là siêu anh hùng. Để hiểu rõ hơn về những nốt nhạc này, chúng ta cùng quay lại lịch sử nhân loại khoảng 800 năm trước.

Gregorian chant trong Công giáo (Nguồn: Aletia)
Gregorian chant trong Công giáo (Nguồn: Aletia)

Giai điệu bạn nghe được ở video là một phần của Dies Irae, một bài hát được sáng tác bởi các tu sĩ Công giáo vào khoảng thế kỉ XIII theo phong cách gregoriant chant. Gregoriant chant là kiểu hát giọng sống, ít hòa âm và hạn chế nhạc cụ tham gia. Cách hát này do Đức Giáo Hoàng Gregory I lên ý tưởng, khi ngài mong muốn âm nhạc được sử dụng trong Thánh lễ trở nên giản dị, mộc mạc.

Bức tranh Day of Wrath (Nguồn: Wikipedia)
Bức tranh Day of Wrath (Nguồn: Wikipedia)

Quay lại với Dies Irae, đây là bài hát được sử dụng trong một nghi thức tôn giáo đặc biệt, đó là Thánh lễ dành cho người mới qua đời. Dies Irae là một từ tiếng Latin, có nghĩa là Day of Wrath, hoặc Day of Judgment. Trong niềm tin Công Giáo, đây là ngày mà Thiên Chúa sẽ hiện ra để phán xét nhân loại, để xem người nào phải rơi vào Hỏa Ngục của sự chết hay ai được vào Thiên Đàng sống vĩnh hằng.

Vào thời kì hiện đại, Thiên Chúa giáo được truyền tới tay người Mỹ gốc Phi, nhạc nhà thờ bị ảnh hưởng cả chất blue, jazz và thậm chí là hip hop. Trước đó, các nhạc sĩ nổi tiếng thời trung cổ nhờ chịu ảnh hưởng của tôn giáo mà đưa một số chất liệu của Gregoriant chant vào các bản nhạc của họ. Đương cử như Requiem của Mozart năm 1791, một bản nhạc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ âm nhạc trong nghi thức mai táng của Công giáo.

The Dream of Witches Sabbath (Nguồn: Interlude)
The Dream of Witches Sabbath (Nguồn: Interlude)

Tiếp đến năm 1830, nhà soạn nhạc người Pháp, Louis-Hector Berlioz đã đưa Dies Irae đến một tầm cao mới. Trong bản giao hưởng Fantastique, Louis-Hector sử dụng giai điệu của bản nhạc, nhưng thay vì sử dụng giọng hát, ông thay thế bằng âm thanh của nhạc cụ khác.

Chương 5 của Symphonie Fantastique (3:45 - 4:09)

Bản giao hưởng này tuy không được dùng trong tang lễ, nhưng một phần của bạn được gọi là The Dream of Witches Sabbath. Chương 5 này có nội dung nói về một cuộc tình cuồng dại, trong đó nhân vật chính mơ về người yêu mà hắn đã sát hại sẽ sống lại và hóa thân thành một vụ phù thủy để tra tấn hắn. Một tình tiết của câu chuyện cũng diễn ra vào nghĩa trang vào lúc nửa đêm.

Dance of the Dead (Nguồn: Interlude)
Dance of the Dead (Nguồn: Interlude)

Không lâu sau đó, Franz Litszt hoàn thành bản giao hưởng mang tên Totentanz, hay còn gọi là Dance of the Dead vào năm 1949, lấy cảm hứng từ bức tranh cổ của họa sĩ người Ý Francesco Traini có tên The Triumph of Death. Bức họa này miêu tả sự chuyển biến từ cuộc sống trần thế của con người sang một kiếp/trạng thái khác qua việc thể hiện người sống, người chết và linh hồn rời khỏi xác.

Chính nhờ sự kết hợp giữa kể chuyện và nhạc giao hưởng mà điện ảnh thời kì đầu, đặc biệt là phim câm đã biết vận dụng khéo léo âm nhạc để truyền tải nội dung cho người xem. Dies Irae được sampling (lấy mẫu âm thanh) hay tham chiếu nhằm lột tả sự đen tối, u ám, căng thẳng hay chết chóc cho những cảnh cụ thể trên màn ảnh. Để có thể biết rõ hơn về những bộ phim, cảnh phim có sử dụng Dies Irae, mời các bạn tham khảo video dưới đây.

Dies Irae trong các bộ phim

Dies Irae xuất hiện trong điện ảnh ở ba dạng chính:

  • Dạng 1: Nguyên bản đầy đủ
Cảnh mở đầu kinh điển của The Shining (Nguồn: WB)
Cảnh mở đầu kinh điển của The Shining (Nguồn: WB)

Những bản nhạc giao hưởng cổ được lồng ghép vào những cảnh phim dài, liên tiếp nhau. Phần mở đầu của bộ phim The Shining đưa vào một đoạn rất dài của Fantastique.

  • Dạng 2:  Xuất hiện đột ngột
Star Wars: A New Hope (Nguồn: Syfy)
Star Wars: A New Hope (Nguồn: Syfy)

Vì muốn tạo ra sự độc đáo, các bộ phim ngày nay thường được soạn nhạc riêng. Tuy vậy việc sử dụng một số chất liệu âm nhạc có sẵn luôn hỗ trợ tốt cho công tác kể chuyện. Trong Star Wars: A New Hope, khi Skylwalker phát hiện ra người thân bị sát hại, đoạn nhạc phim phát lên thì đột ngột bốn nốt nhạc của Dies Irae xuất hiện. Các bạn có thể tua lại phim ở phút thứ 40 để kiểm tra.

  • Dạng 3: Lặp đi lặp lại
Một cảnh trong Batman Returns (Nguồn: WB)
Một cảnh trong Batman Returns (Nguồn: WB)

Gần giống như nhạc pop, việc lặp đi lặp lại một đoạn nhạc hay âm thanh sẽ gây ra sự chú ý, khiến người nghe dễ nhớ đồng thời cũng có thể tạo ra sự căng thẳng nếu việc lặp lại trở nên dồn dập. Ví dụ như phút thứ 79-80 của bộ phim Jurassic Park (1993) hay Batman Returns (1992) từ phút thứ 13.

Dorian mode
Dorian mode

Dies Irae đã đi một chặng đường dài từ thế kỉ XIII trong các lễ đám tang cho đến những bộ phim kinh dị. Giai điệu cổ của Gregoriant chant khi được kết hợp với âm giai thứ của âm nhạc hiện đại tạo ra được cảm giác u buồn, khó chịu và đôi khi và sợ hãi cho người nghe. Bản chất âm giai thứ cũng thường được sử dụng trong các bản nhạc buồn.

Ngày nay, nhạc thờ phụng được đại chúng hóa để trở thành một trong những thể loại thú vị độc đáo, mang tên gospel music và thậm chí có những bản hit vang dội ở mặt thị trường và đậm tính hàn lâm như Jesus Walks, Ultralight Beam hay All We Got. Trong điện ảnh, sự ảnh hưởng của nhạc pop cũng ngày càng sâu rộng dần thay thế cho nhạc giao hưởng. Nhưng khi đề cập tới phim kinh dị người ta phải nhắc tới ngay Dies Irae vì đây là giai điệu phù hợp nhất để mô tả được nỗi sợ, nỗi kinh hoàng và sự chết chóc.

Chuyện Kinh Dị Lúc Nửa Đêm và hướng đi tiếp theo của dòng phim kinh dị

Chuyện Kinh Dị Lúc Nửa Đêm và hướng đi tiếp theo của dòng phim kinh dị

Chuyện Kinh Dị Lúc Nửa Đêm là một chiến thắng của dòng kinh dị hiện đại và cần thiết cho thế hệ khán giả tiếp theo, vì nó minh chứng cho sự thật rằng khán giả yêu thể loại này hơn là những con quái vật.

Phim kinh dị và các thể loại nhỏ có thể bạn chưa biết (P.1)

Phim kinh dị và các thể loại nhỏ có thể bạn chưa biết (P.1)

Thường xem phim kinh dị, nhưng bạn có biết phim kinh dị mình đang xem thuộc thể loại nhỏ nào không?